• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Số viên chức đơn vị sự nghiệp giảm hơn 11% trong giai đoạn 2015-2021

(Chinhphu.vn) – Số lượng nguời làm việc hưởng lương từ ngân sách nhà nước trong các đơn vị sự nghiệp công lập (SNCL) có biên chế viên chức năm 2021 là 1.789.585 người, giảm 236.366 người, tương ứng giảm 11,67% so với năm 2015, vượt mục tiêu giảm 10% theo Nghị quyết số 19-NQ/TW, trong đó, biên chế viên chức tại các bộ, ngành, Trung ương năm 2021 giảm 25,19% và các địa phương giảm 10,51% so với năm 2015.

12/11/2022 10:19
Số viên chức đơn vị sự nghiệp giảm hơn 11% trong giai đoạn 2015-2021 - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Trường Giang, Vụ trưởng Vụ Hành chính sự nghiệp (Bộ Tài chính) phát biểu tại Hội nghị.

Đây là thông tin được trao đổi tại Hội nghị tập huấn về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị SNCL và Hội thảo góp ý dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị SNCL do Bộ Tài chính tổ chức ngày 11/11 tại Hà Nội. 

Dự Hội nghị có đại diện một số cục, vụ liên quan thuộc Bộ Tài chính và trên 300 đại biểu đại diện cho các bộ, ngành, cơ quan Trung ương và 19 Sở Tài chính tỉnh, thành phố phía bắc từ Nghệ An trở ra.

Cung cấp số liệu về kết quả thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW sau 5 năm từ 2017 đến nay, ông Nguyễn Trường Giang, Vụ trưởng Vụ Hành chính sự nghiệp (Bộ Tài chính) cho hay, tính đến 31/12/2021, số lượng các đơn vị SNCL trong các bộ, ngành, địa phương là 48.055 đơn vị; giảm 7.306 đơn vị, tương ứng giảm 13,2% so với năm 2015. Trong đó, đơn vị SNCL thuộc bộ, ngành, cơ quan Trung ương giảm 8,5%; thuộc địa phương giảm 13,3%.

Số lượng nguời làm việc hưởng lương từ ngân sách nhà nước trong các đơn vị SNCL (biên chế viên chức) năm 2021 là 1.789.585 người, giảm 236.366 người, tương ứng giảm 11,67% so với năm 2015, vượt mục tiêu giảm 10% theo Nghị quyết số 19-NQ/TW, trong đó, biên chế viên chức tại các bộ, ngành Trung ương năm 2021 giảm 25,19% và các địa phương giảm 10,51% so với năm 2015.

Số viên chức đơn vị sự nghiệp giảm hơn 11% trong giai đoạn 2015-2021 - Ảnh 2.

Hội nghị tập huấn cả ngày 11/11 có trên 300 đại biểu đại diện cho các bộ, ngành, cơ quan Trung ương và 19 Sở Tài chính tỉnh, thành phố phía bắc từ Nghệ An trở ra - Ảnh: VGP/HT

Về thực hiện tự chủ đơn vị SNCL, trong tổng số 48.055 đơn vị SNCL có 3.135 đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên trở lên (287 đơn vị bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, chiếm tỉ lệ 0,6% và 2.848 đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên, chiếm tỉ lệ 5,97%, tương ứng tỉ lệ 6,6% tổng số đơn vị SNCL của bộ, ngành, địa phương, chưa đạt mục tiêu đề ra là đến năm 2021 có 10% đơn vị tự chủ tài chính); 8.922 đơn vị tự bảo đảm một phần chi thường xuyên, chiếm tỉ lệ 18,7%, nhưng mức độ tự bảo đảm một phần còn thấp; 35.687 đơn vị do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên, chiếm tỉ lệ 74,7%.

Ông Nguyễn Trường Giang cho rằng, để giảm phần phụ thuộc vào ngân sách, tăng tính tự chủ của đơn vị SNCL đòi hỏi phải có cơ chế, trong đó có cơ chế tài chính phù hợp. "Nghị định số 60/2021 có thể coi là cơ sở pháp lý mang tính đột phá so với các quy định trước đây vì giao quyền tự chủ cho đơn vị SNCL về tổ chức bộ máy, biên chế nhân sự, tài chính", ông Nguyễn Trường Giang nói.

Lãnh đạo Vụ Hành chính sự nghiệp (Bộ Tài chính) khẳng định: cơ chế tự chủ đối với các đơn vị SNCL được Đảng, Chính phủ, Quốc hội quan tâm và đã có rất nhiều văn bản chỉ đạo.

Để thực hiện các chủ trương của Đảng, Chính phủ, Quốc hội, ngày 16/9/2022, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 56/2022/TT-BTC hướng dẫn một số nội dung về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị SNCL; xử lý tài sản, tài chính khi tổ chức lại, giải thể đơn vị SNCL.

Trong khuôn khổ Hội nghị tập huấn, các đại biểu đã cùng trao đổi, thảo luận về các nội dung mới về cơ chế tự chủ của đơn vị SNCL quy định tại Nghị định 60/2021/NĐ-CP và Thông tư 56/2022/TT-BTC.

Bà Vũ Thị Hải Yến, Phó Vụ trưởng Vụ Hành chính sự nghiệp nêu một điểm mới quan trọng trong Nghị định 60/2021/NĐ-CP đã quy định theo hướng trao quyền tự chủ đầy đủ cho các đơn vị theo mức độ tự chủ tài chính.

Cụ thể, đơn vị SNCL tự chủ tài chính ở mức cao (tự bảo đảm chi đầu tư và chi thường xuyên hoặc tự bảo đảm chi thường xuyên) được chủ động hơn trong quyết định mức chi hoạt động chuyên môn, quản lý phù hợp với nguồn tài chính của đơn vị và phải quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ...

Đối với đơn vị tự bảo đảm một phần chi thường xuyên, Nghị định đã bổ sung quy định thành 3 nhóm đơn vị, gồm: Đơn vị tự bảo đảm trên 70% chi thường xuyên; đơn vị tự bảo đảm từ 30% đến dưới 70% chi thường xuyên; đơn vị tự bảo đảm dưới 30% chi thường xuyên.

"Việc quy định các nhóm đơn vị để bảo đảm công bằng trong việc quy định mức chi, trích lập và sử dụng các quỹ, phù hợp với nguồn tài chính của đơn vị; nhóm đơn vị tự bảo đảm từ 70% đến dưới 100% chi thường xuyên sẽ được khuyến khích hơn để nâng dần mức độ tự chủ lên tự bảo đảm chi thường xuyên", đại diện Vụ Hành chính sự nghiệp (Bộ Tài chính) cho hay.

Bộ Tài chính cho biết, sau Hội nghị tại Hà Nội, ngay trong tháng 11/2022, Bộ Tài chính tổ chức Hội nghị tại miền Trung (ngày 18/11/2022) và miền Nam (ngày 25/11/2022) để tập huấn cho các đại biểu thuộc Sở Tài chính tại 2 miền Trung và miền Nam.

Anh Minh