• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Sửa chữa máy may công nghiệp có thuộc nghề nặng nhọc, độc hại?

(Chinhphu.vn) – Ông Phan Bảo Thiệu (TPHCM) làm công việc bảo toàn sửa chữa máy may công nghiệp (công việc nặng nhọc, độc hại) tại một công ty thuộc Bộ Công nghiệp nhẹ, hưởng lương theo quy định từ năm 1986 đến năm 2007, sau đó làm công việc khác. Tháng 6/2019 ông Thiệu đủ 55 tuổi, đóng BHXH được 32 năm 2 tháng.

07/01/2020 16:02

Khi làm chế độ nghỉ hưu, BHXH TPHCM yêu cầu ông điều chỉnh công việc công nhân bảo toàn sửa chữa máy may công nghiệp thành công nhân may công nghiệp và điều chỉnh mức lương của công nhân bảo toàn sửa chữa máy may công nghiệp sang mức lương của công nhân may công nghiệp từ tháng 1/1990 đến tháng 9/2004, vì mức lương trên sổ BHXH không nằm trong thang bảng lương may công nghiệp.

Ông Thiệu hỏi, yêu cầu của BHXH TPHCM có đúng không? Tại sao BHXH TPHCM không căn cứ vào tiền lương đóng BHXH đã ghi trên sổ để tính lương hưu cho người lao động để đảm bảo quyền lợi khi hưởng chế độ hưu trí?

Về vấn đề này, Bảo hiểm xã hội Việt Nam trả lời như sau:

Theo quy định tại Quyết định số 1629/LĐTBXH-QĐ ngày 26/12/1996 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội thì nghề “may công nghiệp” được xếp vào loại IV của Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Tuy nhiên, 16 công việc thuộc nghề “may công nghiệp” nêu tại Công văn số 131/BHXH-CĐCS ngày 15/1/2002 của BHXH Việt Nam (trong đó có công việc “bảo toàn sửa chữa máy may công nghiệp) chưa được xếp vào Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm nên thời gian ông làm công việc “bảo toàn sửa chữa máy may công nghiệp” chưa được tính là nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Theo hướng dẫn của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, để có căn cứ bổ sung các nghề, công việc cụ thể thuộc ngành dệt may và danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì Tập đoàn Dệt May Việt Nam rà soát lại 16 công việc nêu trong Công văn số 131/BHXH/CĐCS và báo cáo Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội xem xét, bổ sung vào Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm để giải quyết chế độ BHXH đảm bảo quyền lợi đối với người lao động.

Ngày 29/5/2018, Tập đoàn Dệt May Việt Nam đã có Công văn số 516/TĐDMVN-QLNNL báo cáo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội xem xét, bổ sung Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc, hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Chinhphu.vn