• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Tạm khóa tài khoản ngân hàng thực hiện theo thỏa thuận với khách hàng

(Chinhphu.vn) – Ông Đoàn Minh Phúc (Tiền Giang) được biết, pháp luật về tài chính ngân hàng không có thuật ngữ "tạm khóa báo có". Theo ông thuật ngữ này rất khó hiểu. Ông Phúc hỏi, việc dùng thuật ngữ này có đúng quy định không? Nếu đúng thì nên sửa như thế nào cho dễ hiểu?

16/12/2021 10:20

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trả lời vấn đề này như sau:

Về việc tạm khóa tài khoản thanh toán, các văn bản pháp luật hiện hành quy định như sau:

Tại Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22/11/2012 về thanh toán không dùng tiền mặt (đã được sửa đổi, bổ sung) quy định “Tài khoản thanh toán được tạm khóa (tạm dừng giao dịch) một phần hoặc toàn bộ số tiền trên tài khoản khi chủ tài khoản yêu cầu hoặc theo thỏa thuận trước giữa chủ tài khoản và tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán” (Khoản 1 Điều 12).

Tại Thông tư số 23/2014/TT-NHNN ngày 19/8/2014 hướng dẫn việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán (đã được sửa đổi, bổ sung) quy định như sau:

Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thực hiện tạm khóa tài khoản thanh toán của khách hàng (tạm dừng giao dịch) một phần hoặc toàn bộ số tiền trên tài khoản thanh toán khi có văn bản yêu cầu của chủ tài khoản (hoặc người đại diện hợp pháp của chủ tài khoản) hoặc theo thỏa thuận trước bằng văn bản giữa chủ tài khoản với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, trừ trường hợp quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 6 Thông tư này.

Việc chấm dứt tạm khóa tài khoản thanh toán và việc xử lý các lệnh thanh toán đi, đến trong thời gian tạm khóa thực hiện theo yêu cầu của chủ tài khoản thanh toán hoặc theo văn bản thỏa thuận giữa chủ tài khoản với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán (Điều 16).

Chủ tài khoản thanh toán có quyền yêu cầu tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán nơi mở tài khoản tạm khóa, đóng tài khoản thanh toán khi cần thiết (Điểm đ Khoản 1 Điều 5); Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán nơi mở tài khoản thanh toán cho khách hàng có quyền từ chối thực hiện lệnh thanh toán của chủ tài khoản trong trường hợp tài khoản thanh toán đang bị tạm khóa, bị tạm khóa một phần mà phần không bị tạm khóa không có đủ số dư để thực hiện các lệnh thanh toán (Điểm b Khoản 1 Điều 6);

Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán nơi mở tài khoản thanh toán cho khách hàng có nghĩa vụ xây dựng quy trình nội bộ về mở, sử dụng tài khoản thanh toán và duy trì số dư tối thiểu trên tài khoản thanh toán. Hướng dẫn, thông báo công khai để khách hàng biết và giải đáp, xử lý kịp thời các thắc mắc, khiếu nại trong quá trình mở và sử dụng tài khoản thanh toán (Điểm i Khoản 2 Điều 6).

Thỏa thuận mở và sử dụng tài khoản thanh toán giữa ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và khách hàng phải bao gồm nội dung thỏa thuận về: Việc cung cấp thông tin và hình thức thông báo cho chủ tài khoản biết về số dư và các giao dịch phát sinh trên tài khoản thanh toán, việc tài khoản thanh toán bị tạm khóa, phong tỏa và các thông tin cần thiết khác trong quá trình sử dụng tài khoản thanh toán (Điểm e Khoản 1 Điều 13a).

Như vậy, văn bản pháp luật hiện hành đã có quy định về tạm khóa tài khoản thanh toán của khách hàng (tạm dừng giao dịch một phần hoặc toàn bộ số tiền trên tài khoản).

Theo đó, việc tạm khóa, chấm dứt tạm khóa tài khoản thanh toán và xử lý các lệnh thanh toán đi, đến (giao dịch ghi nợ, ghi có) trong thời gian tạm khóa thực hiện theo yêu cầu của chủ tài khoản thanh toán hoặc theo văn bản thỏa thuận giữa chủ tài khoản với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán; Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán nơi mở tài khoản thanh toán cho khách hàng có nghĩa vụ xây dựng quy trình nội bộ về mở, sử dụng tài khoản thanh toán.

Chinhphu.vn