• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Tham gia bảo hiểm y tế, được trả những khoản nào?

(Chinhphu.vn) – Ông Đỗ Minh Trường đến khám tại Bệnh viện TP. Thủ Đức. Bác sĩ chẩn đoán ông bị viêm nướu và bệnh nha chu do vôi răng nên chỉ định lấy cao răng. Ngoài mức hưởng BHYT là 48.762 đồng và số tiền tự chi trả phí xét nghiệm COVID-19, Bệnh viện đề nghị ông thanh toán thêm khoản chênh lệch 130.000 đồng của giá dịch vụ kỹ thuật lấy cao răng (264.000 đồng).

27/06/2022 14:02

Ông Trường thực hiện dịch vụ kỹ thuật, xét nghiệm trên đều theo chỉ định của bác sĩ, ông không có yêu cầu. Ông thắc mắc về khoản thu này thì được đại diện Bệnh viện khẳng định đã thu đúng vì Bệnh viện đã thực hiện kê khai với Sở Y tế TPHCM về giá của các dịch vụ kỹ thuật, xét nghiệm. Trong đó, giá dịch vụ kỹ thuật lấy cao răng là 264.000 đồng. Mức giá dịch vụ kỹ thuật, xét nghiệm quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 13/2019/TT-BYT chưa bao gồm: Chi phí khấu hao mua sắm máy móc, trang thiết bị y tế theo cơ chế tự chủ tài chính; chi phí quản lý, vận hành. 

Đối với người bệnh đến khám bệnh, chữa bệnh BHYT, Bệnh viện có quyền thu phí các dịch vụ kỹ thuật, xét nghiệm cao hơn mức giá quy định tại Thông tư số 13/2019/TT-BYT (người bệnh phải thanh toán thêm phần chênh lệch).

Cụ thể là, Bệnh viện tính đủ các chi phí cấu thành giá vì Bệnh viện là đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên, ổn định trong thời gian 3 năm (2020-2022) theo Quyết định số 4590/QĐUBND ngày 14/12/2020 của Chủ tịch UBND TPHCM về giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính giai đoạn 2020-2022 đối với Bệnh viện.

Ông Trường đề nghị cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể những trường hợp được phép thu phí các dịch vụ kỹ thuật, xét nghiệm khi khám bệnh, chữa bệnh BHYT cao hơn mức giá quy định tại Thông tư số 13/2019/TT-BYT.

Về vấn đề này, Bộ Y tế trả lời như sau:

Đối với các dịch vụ thanh toán từ Quỹ BHYT: Thực hiện thu và thanh toán với cơ quan BHYT theo mức giá quy định tại Thông tư của Bộ Y tế (Bộ Y tế quy định thống nhất và áp dụng theo hạng bệnh viện trên toàn quốc, hiện nay là Thông tư số 13/2019/TT-BYT).

Đối với các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của quỹ BHYT (người bệnh không có thẻ BHYT): Bộ Y tế ban hành mức giá tối đa theo lộ trình. HĐND cấp tỉnh quyết định mức giá cụ thể tại các cơ sở y tế của nhà nước thuộc địa phương quản lý; Bộ Y tế quy định giá với các đơn vị thuộc Bộ Y tế và bộ, ngành thuộc Trung ương trong phạm vi khung giá do Bộ Y tế quy định (hiện nay thực hiện theo Thông tư số 14/2019/TT-BYT).

Giá của dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu: Các dịch vụ thực hiện từ các trang thiết bị từ nguồn vốn xã hội hóa, vốn vay, trong khi chờ Bộ Y tế ban hành Thông tư quy định giá khám chữa bệnh theo yêu cầu, các đơn vị thực hiện theo Quyết định của Giám đốc Bệnh viện. Đơn vị xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật, phương án giá và quyết định mức thu theo nguyên tắc bảo đảm đủ bù đắp chi phí hợp lý, hợp pháp.

Chinhphu.vn