• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Tháng 6 nóng kỷ lục: Báo động đỏ từ ba châu lục

(Chinhphu.vn) - Tháng 6/2025 phản ánh rõ nét mức độ nghiêm trọng ngày càng gia tăng của biến đổi khí hậu toàn cầu khi hàng loạt quốc gia ở châu Âu, châu Á và châu Phi ghi nhận mức nhiệt cao kỷ lục.

08/07/2025 15:23
Tháng 6 nóng kỷ lục: Báo động đỏ từ ba châu lục- Ảnh 1.

Người dân "giải nhiệt" bên đài phun nước ở Barcelona, Tây Ban Nha, trong bối cảnh nhiều khu vực của nước này được đặt trong tình trạng cảnh báo do nắng nóng bất thường - Ảnh: EPA

Châu Âu: Mùa Hè không còn "dị thường"

Theo dữ liệu từ chương trình giám sát khí hậu Copernicus của châu Âu, có tới 12 quốc gia trải qua tháng 6 nóng chưa từng thấy, trong khi 26 quốc gia khác cũng trải qua tháng 6 nóng bất thường, đứng thứ hai trong lịch sử khí tượng của họ. Ước tính 790 triệu người trên ba châu lục đã chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các đợt nắng nóng gay gắt.

Cuối tháng 6, một đợt nắng nóng mạnh quét qua Tây và Nam Âu. Nhiều khu vực vốn mát mẻ như Paris (Pháp), Bỉ, Hà Lan rơi vào tình trạng oi bức chưa từng thấy. 

Tại khoảng 15 quốc gia như Thụy Sĩ, Italy và khu vực Balkan, nhiệt độ trung bình tháng 6 cao hơn 3°C so với mức chuẩn giai đoạn 1981–2010. Tây Ban Nha, Bosnia và Montenegro ghi nhận mức nhiệt cao nhất từ trước đến nay.

Tháng 6 nóng kỷ lục: Báo động đỏ từ ba châu lục- Ảnh 2.

Ảnh: AFP/Getty Images

Pháp và Anh cũng trải qua tháng 6 nóng thứ hai trong lịch sử. Các chuyên gia nhận định, nắng nóng đang trở thành "bình thường mới" ở châu Âu.

Tại Romania, nhiệt độ ban ngày ở thủ đô Bucharest và nhiều vùng phía nam đạt 38–41°C, ban đêm vẫn ở mức 21–23°C. Chỉ số nhiệt – độ ẩm vượt ngưỡng nguy hiểm, gây nguy hại cho sức khỏe. Chính phủ nước này đã áp lệnh cấm tạm thời xe tải trên 7,5 tấn tại vùng cảnh báo Đỏ do nguy cơ nóng chảy mặt đường và mất an toàn.

Tháng 6 nóng kỷ lục: Báo động đỏ từ ba châu lục- Ảnh 3.

Ảnh: AFP

Châu Á: Nhiệt độ phá vỡ mọi kỷ lục

Tại Nhật Bản, tháng 6/2025 là tháng 6 nóng nhất kể từ năm 1898, với mức nhiệt cao kỷ lục tại 14 thành phố. Nhiệt độ mặt biển ven bờ cũng tăng mạnh, khiến hoa anh đào nở sớm hoặc không thể nở do mùa Đông và mùa Thu không đủ lạnh. Mùa Hè và mùa Thu tại đây nóng chưa từng thấy trong 126 năm.

Hàn Quốc, Triều Tiên, Trung Quốc đều ghi nhận tháng 6 nóng nhất lịch sử. Tại Trung Quốc, hơn 100 trạm khí tượng báo cáo mức nhiệt vượt ngưỡng 40°C.

Tại Nam Á, Pakistan và Tajikistan đều trải qua tháng 6 với mức nhiệt cao kỷ lục, nối tiếp mùa Xuân khắc nghiệt. Các quốc gia Trung Á như Iran, Afghanistan, Uzbekistan, Kyrgyzstan cũng không thoát khỏi nắng nóng kéo dài, khiến mùa Hè đến sớm và dữ dội hơn.

Châu Phi: Khí hậu ngày càng khắc nghiệt

Nigeria – quốc gia đông dân nhất châu Phi – ghi nhận mức nhiệt tháng 6 ngang kỷ lục năm ngoái. Các nước như Cộng hòa Trung Phi, Nam Sudan, Cameroon, Congo và Ethiopia có tháng 6 nóng thứ hai trong lịch sử.

Tại Nam Sudan, nhiệt độ vượt mức trung bình 2,1°C. Quốc gia này từng buộc phải đóng cửa trường học do nắng nóng khiến hàng loạt học sinh ngất xỉu.

Tổ chức Khí tượng thế giới cảnh báo biến đổi khí hậu đang tác động nghiêm trọng đến an ninh lương thực, kinh tế và di cư tại châu Phi.

Tháng 6 nóng kỷ lục: Báo động đỏ từ ba châu lục- Ảnh 4.

Ảnh: Reuters

Thiệt hại nặng nề vì nắng nóng

Nắng nóng hiện được Cơ quan Môi trường châu Âu (EEA) đánh giá là "nguy cơ khí hậu lớn nhất với sức khỏe con người". Ước tính, có đến 95% các ca tử vong liên quan đến thời tiết cực đoan là do nhiệt độ cao gây ra. Chỉ riêng năm 2022, châu Âu ghi nhận khoảng 70.000 ca tử vong do nắng nóng; năm 2023 con số này là hơn 47.000 người.

Tổn thất kinh tế do nắng nóng và khí hậu cực đoan tại châu Âu từ năm 1980-2023 đã vượt 790 tỷ euro, riêng năm 2023 là 45 tỷ euro. Trong một số đợt nắng nóng kéo dài, thiệt hại có thể chiếm tới 0,5% GDP và nếu không có biện pháp ứng phó, con số này có thể vượt 3% GDP tại Nam Âu vào năm 2060.

Ngoài thiệt hại tài chính, nắng nóng còn làm giảm năng suất lao động, gây hư hại hạ tầng giao thông và quá tải lưới điện do nhu cầu làm mát tăng vọt.

Thực tế cho thấy, từ đầu thế kỷ 21, châu Âu chứng kiến sự gia tăng rõ rệt về tần suất, cường độ và thời gian kéo dài của các đợt nắng nóng. Những ngày có khí hậu nhiệt đới xuất hiện sớm hơn và kéo dài hơn. Trong khi châu Âu đang ấm lên nhanh gấp đôi tốc độ trung bình toàn cầu, các chuyên gia cảnh báo, nắng nóng sẽ không chỉ lặp lại, mà còn cực đoan hơn ở mọi kịch bản khí hậu.