• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Thế nào là di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp?

(Chinhphu.vn) – Qua Hệ thống Tiếp nhận, trả lời kiến nghị của doanh nghiệp, Công ty TNHH Groz-Beckert Việt Nam đề nghị cơ quan chức năng giải đáp một số nội dung liên quan đến việc sử dụng người lao động nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam.

04/04/2019 10:02

Công ty TNHH Groz-Beckert Việt Nam là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, được thành lập bởi nhà đầu tư duy nhất Yantex Holding GmbH (Cộng hòa Liên bang Đức), Yantex Holding GmbH thuộc sở hữu 100% của Tập đoàn Groz-Beckert KG, có trụ sở tại Cộng hòa Liên bang Đức.

Groz-Beckert KG, theo thỏa thuận với người lao động, bổ nhiệm người lao động là các chuyên gia làm việc cho chính Groz-Beckert KG và trong các công ty thành viên thuộc sở hữu 100% của mình sang công tác tại Công ty TNHH Groz-Beckert Việt Nam, theo chính sách của Tập đoàn được xem là điều chuyển nội bộ.

Công ty TNHH Groz-Beckert Việt Nam hỏi, Công ty có được áp dụng chính sách di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp theo quy định của pháp luật Việt Nam không?

Về xác định nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài: Công ty TNHH Groz-Beckert Việt Nam được cấp chứng nhận đăng ký đầu tư với thời hạn hoạt động của dự án là 70 năm (đến ngày 18/4/2078). Do đặc thù hoạt động trong lĩnh vực cơ khí chính xác, có yêu cầu kỹ thuật cao, Công ty dự kiến sử dụng chuyên gia nước ngoài lâu dài cho một số vị trí công việc.

Tuy nhiên, hiện tại Sở Lao động-Thương binh và Xã hội địa phương chỉ chấp thuận thời gian làm việc 2 năm khi xác nhận vị trí công việc sử dụng lao động nước ngoài cho Công ty, dẫn đến việc Công ty phải giải trình nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài ít nhất 2 năm/lần, trong khi Công ty có kế hoạch sử dụng lâu dài ngay từ đầu.

Công ty hỏi, pháp luật Việt Nam có giới hạn về thời gian làm việc khi xác định nhu cầu sử dụng lao động người nước ngoài không? Trường hợp của Công ty có thể được xác nhận dài hơn 2 năm không (để giảm thủ tục hành chính)?

Về mẫu biểu sử dụng trong xác định nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài: Theo quy định tại Thông tư 40/2016/TT-BLĐTBXH, Công ty hiểu rằng:

Mẫu số 01 - Giải trình nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài được sử dụng khi đăng ký lần đầu và đăng ký gia hạn các lần kế tiếp khi văn bản chấp thuận lần trước hết hạn.

Mẫu số 02 - Giải trình thay đổi nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài được sử dụng trong quá trình văn bản chấp thuận vẫn đang còn hiệu lực, tuy nhiên đơn vị sử dụng lao động nước ngoài có nhu cầu thay đổi về số lượng (như tăng thêm), vị trí, thời hạn (như dài thêm)...

Công ty hiểu và áp dụng các mẫu biểu như trên có đúng quy định không?

Về vấn đề này, Cục Việc làm, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có ý kiến như sau:

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 3 Nghị định 11/2016/NĐ-CP ngày 3/2/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam thì người lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam, di chuyển tạm thời trong nội bộ doanh nghiệp sang hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam và đã được doanh nghiệp nước ngoài tuyển dụng trước đó ít nhất 12 tháng.

Như vậy, người lao động nước ngoài nêu trên phải được tuyển dụng trước đó ít nhất 12 tháng, đang làm việc tại một doanh nghiệp nước ngoài nhưng được cử sang làm việc tại hiện diện thương mại của doanh nghiệp nước ngoài đó trên lãnh thổ Việt Nam là di chuyển nội bộ doanh nghiệp.

Xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài

Theo quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 4 Nghị định 11/2016/NĐ-CP, đã được sửa đổi theo quy định tại Khoản 2, Điều 11 Nghị định 140/2018/NĐ-CP thì người sử dụng lao động (trừ nhà thầu) có trách nhiệm xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài đối với từng vị trí công việc mà người lao động Việt Nam chưa đáp ứng được và báo cáo giải trình với UBND cấp tỉnh nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm việc.

UBND cấp tỉnh có văn bản chấp thuận cho người sử dụng lao động về việc sử dụng người lao động nước ngoài đối với từng vị trí công việc.

Về giải trình thay đổi nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài, tại Mẫu biểu số 2 Phụ lục III Thông tư 18/2018/TT-BLĐTBXH ngày 30/10/2018 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư liên quan đến thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý Nhà nước của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã quy định giải trình thay đổi nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài của người sử dụng lao động.

Chinhphu.vn