Tải ứng dụng:
BÁO ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ
Bà Chung hỏi, đất mặt nêu trên có phải là khoáng sản để xử lý theo Luật Khoáng sản không, hay là xử lý theo hành vi hủy hoại đất quy định tại Luật Đất đai?
Bộ Tài nguyên và Môi trường trả lời vấn đề này như sau:
Khoản 1 Điều 2 Luật Khoáng sản quy định: "Khoáng sản là khoáng vật, khoáng chất có ích được tích tụ tự nhiên ở thể rắn, thể lỏng, thể khí tồn tại trong lòng đất, trên mặt đất, bao gồm cả khoáng vật, khoáng chất ở bãi thải của mỏ".
Như vậy, vật liệu san lấp để xây dựng các công trình như san lấp nền nhà, nền đường… (gồm đất, cuội, sỏi, sạn,...) đều được tích tụ tự nhiên, phân bố ở tầng phong hóa của vỏ trái đất là khoáng sản.
Theo quy định nêu trên thì đất của các ruộng sản xuất nông nghiệp là khoáng sản, việc khai thác đất mặt của ruộng sản xuất nông nghiệp để sử dụng vào mục đích như san lấp nền nhà, bán làm vật liệu sản xuất nông nghiệp cho những nơi khác là hoạt động khai thác khoáng sản, nếu hoạt động này chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép thì đó là khai thác khoáng sản trái phép.
Các hành vi khai thác khoáng sản trái phép bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định số 36/2020/NĐ-CP ngày 24/3/2020 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản và Nghị định số 04/2022/NĐ-CP ngày 6/1/2022 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai; tài nguyên nước và khoáng sản; khí tượng thủy văn; đo đạc và bản đồ.
Chinhphu.vn