• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Thời gian chờ đăng ký quyền sở hữu trí tuệ 2 năm là quá dài

(Chinhphu.vn) – Mặc dù việc thẩm định hình thức đơn và thẩm định nội dung đơn đòi hỏi nhiều thời gian, nhưng thời gian chờ đăng ký quyền sở hữu trí tuệ 2 năm như hiện nay là quá dài. Bộ KH&CN đang chỉ đạo Cục Sở hữu trí tuệ khẩn trương thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm đẩy nhanh tốc độ xử lý đơn, rút ngắn thời gian chờ đăng ký.

04/03/2019 08:02

Qua Hệ thống Tiếp nhận, trả lời kiến nghị của doanh nghiệp, Câu lạc bộ cựu đại biểu Quốc hội đề nghị Bộ KH&CN tăng cường công tác quản lý Nhà nước để hỗ trợ cho doanh nghiệp trong việc định hướng chiến lược, tầm nhìn dài hạn, khuyến khích doanh nghiệp sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng cao và sản phẩm để xuất khẩu.

Cục Sở hữu trí tuệ cần sớm cải tiến việc đăng ký quyền sở hữu trí tuệ với các sản phẩm, sáng chế. Hiện nay thời gian chờ đăng ký quyền sở hữu trí tuệ là 2 năm, quá dài, gây phiền hà, thiệt thòi cho doanh nghiệp, nhất là trong bối cảnh đất nước bước vào thời đại công nghệ 4.0. Đây là yêu cầu bức thiết, đặc biệt là trong giai đoạn Việt Nam đã ký kết, tham gia hàng loạt Hiệp định thương mại tự do, trong đó có các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.

Về vấn đề này, Bộ KH&CN có ý kiến như sau:

Trong thời gian qua Bộ KH&CN đã tập trung xây dựng, hoàn thiện các chính sách pháp luật chú trọng vào hỗ trợ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp như: Khuyến khích thành lập Quỹ Phát triển KH&CN của doanh nghiệp, tạo nguồn lực để doanh nghiệp phát triển KH&CN; hình thành Quỹ Phát triển KH&CN Quốc gia, Quỹ Đổi mới công nghệ Quốc gia; thực hiện các chương trình quốc gia hỗ trợ các doanh nghiệp áp dụng các công cụ quản lý chất lượng, bảo hộ và khai thác hiệu quả tài sản trí tuệ, nghiên cứu và áp dụng KH&CN vào thực tiễn sản xuất, nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm hàng hóa, tăng năng lực cạnh tranh và gia tăng giá trị hàng hóa xuất khẩu.

Trong năm 2019, bám sát các chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về phát triển kinh tế nhanh và bền vững, Bộ KH&CN tiếp tục đẩy mạnh hoạt động KH&CN hướng tới doanh nghiệp.

Việc rà soát, tái cơ cấu các chương trình KH&CN quốc gia theo hướng coi doanh nghiệp là trung tâm của hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Bộ KH&CN để kịp thời chuẩn bị cho giai đoạn 2021-2025.

Trình Chính phủ đề xuất tái cơ cấu và xây dựng nội dung giai đoạn 2021-2030 cho Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia, Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao, Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia.

Tập trung hoàn thiện tiêu chí sản phẩm quốc gia, phát triển sản phẩm quốc gia theo chuỗi giá trị; đơn giản hóa thủ tục để thu hút doanh nghiệp đăng ký sản phẩm quốc gia, đặc biệt là các doanh nghiệp tiên phong của nền kinh tế; tập trung vào cả các sản phẩm quốc gia mà doanh nghiệp cần chính sách hỗ trợ tiếp cận thị trường, thâm nhập, mở rộng và làm chủ thị trường trong nước, nâng cao năng lực cạnh tranh vươn ra thị trường quốc tế với các ngành có lợi thế tiềm năng; đối với nhiệm vụ ứng dụng, đổi mới công nghệ thì chủ thể là các doanh nghiệp triển khai, nhà khoa học, viện nghiên cứu, trường đại học đóng vai trò gắn kết, tư vấn, hỗ trợ...

Sẽ rút ngắn thời gian chờ đăng ký quyền sở hữu trí tuệ

Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, quy trình thẩm định đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp (SHCN) bao gồm 2 giai đoạn: Thẩm định hình thức đơn và thẩm định nội dung đơn.

(1) Thẩm định hình thức đơn là việc xem xét đơn có hay không đạt các yêu cầu về hình thức như yêu cầu về số lượng cũng như cách trình bày các tài liệu có trong hồ sơ đơn, lệ phí... để đơn có thể được chấp nhận hợp lệ và được ghi nhận ngày nộp đơn. Theo quy định, thẩm định hình thức phải được hoàn thành trong thời hạn 1 tháng từ ngày nộp đơn.

Đơn sẽ được công bố trên công báo SHCN trong thời hạn 2 tháng kể từ ngày được chấp nhận hợp lệ để các bên liên quan có ý kiến.

(2) Thẩm định nội dung đơn đăng ký bảo hộ quyền SHCN là việc đánh giá đối tượng nêu trong đơn đăng ký có phù hợp các tiêu chuẩn bảo hộ hay không. Luật Sở hữu trí tuệ quy định thời hạn thẩm định nội dung như sau:

- Đơn sáng chế: 18 tháng kể từ ngày công bố đơn hoặc kể từ ngày nhận được yêu cầu thẩm định nội dung;

- Đơn nhãn hiệu: 9 tháng kể từ ngày công bố đơn;

- Đơn kiểu dáng công nghiệp: 7 tháng kể từ ngày công bố đơn;

- Đơn chỉ dẫn địa lý: 6 tháng kể từ ngày công bố đơn.

Thẩm định nội dung là một quá trình phức tạp và đòi hỏi một khoảng thời gian đủ để tra cứu thông tin, so sánh đánh giá với các đối tượng trong đơn đăng ký (sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu...) đã được cấp cũng như các tài liệu liên quan khác đang tồn tại trên cơ sở dữ liệu Việt Nam và trên toàn thế giới.

Do số lượng cơ sở dữ liệu và dung lượng dữ liệu là rất lớn và đa dạng nên việc tra cứu thông tin rất phức tạp và cần đủ thời gian. Nếu không đủ thời gian sẽ dẫn đến kết quả thẩm định không bảo đảm chất lượng, dễ phát sinh khiếu kiện, gây thiệt hại cho chính chủ đơn đăng ký SHCN.

Mặc dù việc thẩm định hình thức đơn và thẩm định nội dung đơn đòi hỏi nhiều thời gian, nhưng thời gian chờ đăng ký quyền sở hữu trí tuệ 2 năm như hiện nay là quá dài. Bộ KH&CN đang chỉ đạo Cục Sở hữu trí tuệ khẩn trương thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm đẩy nhanh tốc độ xử lý đơn, rút ngắn thời gian chờ đăng ký, như: Rà soát, đơn giản hóa quy trình thẩm định, tuyển dụng thêm nhân lực, tăng định mức lao động, nâng cao năng lực của hệ thống công nghệ thông tin, tham gia các chương trình thẩm định nhanh, mua quyền truy cập các cơ sở dữ liệu chuyên dụng,... đồng thời khẩn trương xây dựng Chiến lược Sở hữu trí tuệ quốc gia để trình Thủ tướng Chính phủ vào tháng 6/2019, xây dựng Đề án sửa đổi Luật Sở hữu trí tuệ để phù hợp với cam kết quốc tế và đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Chinhphu.vn