• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Thời gian thử việc, thế nào mới đúng luật?

(Chinhphu.vn) – Ông Lê Thanh được nhận vào làm việc tại Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị của tỉnh làm công nhân và hưởng lương công nhật 120.000 đồng/ngày, được phát lương vào ngày thứ 6 hàng tuần.

27/12/2014 10:02

Ông Thanh làm việc đến nay được hơn 5 tháng, nhưng không được nhận giấy thử việc hay thông báo về thời gian thử việc và bất kỳ hình thức bảo hiểm nào từ công ty.

Ông Thanh hỏi, đối với người lao động như trường hợp của ông thì thời gian thử việc là bao lâu, có được hưởng các chế độ ưu đãi trong thời gian thử việc không? Nếu ký hợp đồng lao động chính thức với công ty thì ông được những chế độ gì?

Về vấn đề này, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trả lời ông Lê Thanh như sau:

Hiện nay, pháp luật về lao động có quy định về thử việc tại các Điều 26, 27, 28 và 29 của Bộ Luật Lao động, theo đó: Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận về việc làm thử, quyền và nghĩa vụ của hai bên trong thời gian thử việc. Nếu có thỏa thuận về việc làm thử thì các bên có thể giao kết hợp đồng thử việc. Nội dung của hợp đồng gồm các nội dung quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, g và h khoản 1 Điều 23 của Bộ Luật lao động.

Thời gian thử việc căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc 1 lần đối với một công việc và bảo đảm các điều kiện sau đây: Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên; không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ; không quá 6 ngày làm việc đối với công việc khác.

Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mứ lương của công việc đó.

Khi việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động. Hợp đồng lao động có những nội dung chủ yếu quy định tại Điều 23 của Bộ Luật lao động. Đề nghị ông Thanh đối chiếu với các quy định nêu trên để thực hiện.

Chinhphu.vn