• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

THUẾ QUAN HOA KỲ: Thêm 2 đối tác truyền thống chịu mức thuế 30%

(Chinhphu.vn) - Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 12/7 đã thông báo quyết định áp thuế nhập khẩu 30% đối với hàng hóa từ Liên minh châu Âu (EU) và Mexico, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/8 tới.

13/07/2025 06:24
THUẾ QUAN HOA KỲ: Thêm 2 đối tác truyền thống chịu mức thuế 30%- Ảnh 1.

Giá trị nhập khẩu, xuất khẩu và cán cân thương mại giữa EU và Mỹ năm 2023

Thông tin trên được Tổng thống Trump đưa ra trên nền tảng mạng xã hội cá nhân của ông. Đây là bước đi tiếp theo trong chuỗi hành động thương mại cứng rắn mà "ông chủ Nhà Trắng" thực hiện trong tuần qua. Trước đó, ông đã công bố mức thuế đối với hàng hóa nhập khẩu từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Canada, Brazil và đặc biệt là mức thuế 50% đối với đồng – kim loại chiến lược trong sản xuất công nghệ cao.

Động thái mới nhất được cho là đã gây choáng váng cho các đối tác thương mại truyền thống của Mỹ, đặc biệt trong bối cảnh EU đang hy vọng nối lại đàm phán một thỏa thuận thương mại toàn diện với Washington sau nhiều năm gián đoạn.

Phản ứng từ EU

Ngày 12/7, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC), bà Ursula von der Leyen cho biết EU vẫn muốn hợp tác để đạt được một thỏa thuận thương mại với Washington.

Bà von der Leyen nhấn mạnh: "Việc áp đặt mức thuế 30% đối với hàng xuất khẩu của EU sẽ làm gián đoạn các chuỗi cung ứng thiết yếu xuyên Đại Tây Dương, gây bất lợi cho doanh nghiệp, người tiêu dùng và bệnh nhân ở cả hai bờ Đại Tây Dương".

Chủ tịch EC cho biết thêm: "Chúng tôi vẫn sẵn sàng tiếp tục nỗ lực hướng tới một thỏa thuận trước ngày 1/8", đồng thời cảnh báo "sẽ thực hiện tất cả các bước cần thiết để bảo vệ lợi ích của EU, bao gồm cả việc áp dụng các biện pháp đối phó tương xứng nếu cần thiết".

Thủ tướng Hà Lan Dick Schoof ngày 12/7 cho rằng EU cần duy trì sự đoàn kết để đạt được thỏa thuận thương mại với Mỹ, trong bối cảnh Tổng thống Donald Trump vừa tuyên bố sẽ áp thuế 30% đối với hàng hóa nhập khẩu từ EU.

Trong bài đăng trên mạng xã hội X, ông Schoof nhận định "thông báo của Mỹ về việc áp thuế 30% đối với hàng hóa nhập khẩu từ EU là điều đáng lo ngại", tuy nhiên, Ủy ban châu Âu (EC) "có thể tin tưởng vào sự ủng hộ hoàn toàn của chúng ta. Với tư cách là EU, chúng ta phải đoàn kết và kiên định theo đuổi kết quả cùng có lợi với Mỹ".

Cũng trong ngày 12/7, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã lên tiếng kêu gọi EU đẩy nhanh tiến độ chuẩn bị các biện pháp đáp trả, trong đó có Công cụ chống cưỡng ép (ACI), sau tuyên bố áp thuế 30% của ông Trump.

Trong bài đăng trên mạng xã hội X, Tổng thống Macron nhấn mạnh: "Hơn bao giờ hết, trách nhiệm của EC là khẳng định quyết tâm của liên minh trong việc kiên quyết bảo vệ các lợi ích của châu Âu".

ACI cho phép EU đáp trả các quốc gia thứ ba áp đặt sức ép kinh tế buộc các quốc gia thành viên trong khối phải thay đổi chính sách, đồng thời tạo điều kiện cho nhiều biện pháp hành động khác. Cơ chế này cũng cho phép EU hạn chế quyền tiếp cận các gói thầu mua sắm công đối với doanh nghiệp từ quốc gia thứ ba và triển khai những biện pháp liên quan đến thương mại dịch vụ hoặc đầu tư.