• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Thương binh hạng ¼ từ trần có được xác nhận liệt sĩ?

(Chinhphu.vn) - Bà Nguyễn Khánh Huyền (Ninh Bình) đề nghị cơ quan chức năng giải đáp một số quy định về việc xét công nhận liệt sĩ đối với thương binh từ trần và đối tượng hưởng trợ cấp thờ cúng liệt sĩ.

25/08/2018 08:02

Bố của bạn bà Huyền là thương binh ¼, chết tại gia đình do vết thương tái phát từ năm 2002, có sự chứng kiến của trạm trưởng trạm y tế xã nhưng không làm giấy xác nhận tình trạng tử vong. Bà Huyền hỏi, bố của bạn bà có được công nhận là liệt sĩ không?

Về việc thờ cúng liệt sĩ, người bác rể của bà Huyền được mẹ (mẹ liệt sĩ) làm giấy chia tài sản, trong đó có phần thờ cúng liệt sĩ từ năm 1963, sau khi bác rể chết, các con được quyền thờ cúng liệt sĩ. Giấy chia tài sản có chữ ký của cháu trong nội tộc và anh trai của người bác rể, không có xác nhận của chính quyền địa phương. Đến nay mẹ liệt sĩ chết, liệt sĩ không có vợ con, anh em ruột với liệt sĩ cũng không còn ai, chỉ còn chị dâu, cháu dâu và các cháu của liệt sĩ. Vậy, bác gái của bà Huyền và con bác có được đứng ra thờ cúng liệt sĩ không?

Về vấn đề này, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trả lời như sau:

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 17 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 9/4/2013 của Chính phủ, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh (không áp dụng đối với thương binh loại B) suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên chết do vết thương tái phát thì được xem xét, xác nhận liệt sĩ.

Theo quy định tại Khoản 8, Điều 4 Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2013 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về căn cứ cấp giấy báo tử, thì trường hợp thương binh có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên phải có giấy xác nhận chết do vết thương tái phát của cơ sở y tế kèm theo hồ sơ thương binh.

Trường hợp thương binh hạng ¼ chết tại gia đình do vết thương tái phát mà hồ sơ không có giấy xác nhận tình trạng tử vong của cơ sở y tế thì chưa đủ căn cứ để xem xét, xác nhận liệt sĩ.

Đối tượng hưởng trợ cấp thờ cúng liệt sĩ

Theo Khoản 4, Điều 4 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 9/4/2013 của Chính phủ, “Người thờ cúng liệt sĩ là người con hưởng chế độ thờ cúng liệt sĩ; trường hợp không có con hoặc không còn con thì là người được ủy quyền theo quy định của pháp luật”.

Theo đó, trường hợp liệt sĩ không có hoặc không còn con thì một người đại diện được gia đình hoặc họ tộc liệt sĩ thống nhất ủy quyền bằng biên bản sẽ là người thờ cúng liệt sĩ hợp pháp và được hưởng trợ cấp thờ cúng.

Người đại diện hoàn toàn do gia đình hoặc họ tộc liệt sĩ tự quyết định, có thể là anh, em, cô, dì, chú, bác, cháu… của liệt sĩ. Vì vậy, việc xác định người đại diện là do gia đình liệt sĩ họp, thống nhất nếu chưa có sự thống nhất thì chưa có cơ sở giải quyết chế độ trợ cấp thờ cúng liệt sĩ.

Chinhphu.vn