• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Tiền Giang tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại

(Chinhphu.vn) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 77/QĐ-TTg ngày 12/1/2025 ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Tiền Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Kế hoạch).

12/01/2025 20:51
Tiền Giang tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại- Ảnh 1.

Một góc thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang

Theo Kế hoạch, tỉnh Tiền Giang sẽ tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại tạo sức lan tỏa, nhất là hoàn thiện kết cấu hạ tầng giao thông, thúc đẩy liên kết với các địa phương trong vùng đồng bằng sông Cửu Long với vùng Đông Nam Bộ. 

Đồng thời, ưu tiên đầu tư phát triển các ngành, lĩnh vực trọng tâm, động lực của tỉnh: kinh tế biển, công nghiệp và đô thị trong đó chú trọng kết nối đô thị - công nghiệp tại vùng kinh tế biển Gò Công, vùng công nghiệp Tân Phước và hành lang dọc sông Tiền tạo nền tảng quan trọng để thu hút đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và du lịch trên địa bàn tỉnh.

Bên cạnh đó, tiếp tục tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho lĩnh vực giáo dục và đào tạo, y tế, văn hóa, khoa học và công nghệ, bảo trợ xã hội, thu gom, xử lý nước thải, chất thải; phòng cháy, chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn; quốc phòng, an ninh; hạ tầng thủy lợi; cấp nước, thoát nước; phòng, chống thiên tai thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng;...

Ưu tiên thu hút các nhà đầu tư sử dụng công nghệ hiện đại, lao động trình độ cao

Theo Kế hoạch, tỉnh Tiền Giang sẽ ưu tiên thu hút các nhà đầu tư năng lực tài chính mạnh, sử dụng công nghệ hiện đại và sử dụng lao động trình độ cao.

Các ngành, lĩnh vực ưu tiên thu hút đầu tư được xác định căn cứ vào các nhiệm vụ trọng tâm, đột phá phát triển và phương hướng phát triển các ngành, lĩnh vực được xác định trong Quyết định phê duyệt Quy hoạch tỉnh, gồm: Xây dựng hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và hạ tầng logistics; xây dựng các công trình cảng biển, bến cảng thủy nội địa, cảng cá, cảng chuyên dùng, cảng hành khách…; các dự án phát triển vùng kinh tế biển, ven biển; phát triển năng lượng sạch; các dự án xây dựng hạ tầng thương mại - dịch vụ; khu đô thị, khu dân cư; dự án nhà ở xã hội; các dự án chế biến nông sản, thủy sản…; các dự án cấp nước thô, nước sạch phục vụ sản xuất công nghiệp, đô thị và nông thôn; các dự án đầu tư phát triển du lịch, giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao, công nghệ - thông tin và đảm bảo an sinh xã hội; các dự án về xử lý rác thải, nước thải và giảm ô nhiễm môi trường…

Để thực hiện mục tiêu tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) đạt 7,0 - 8,0%/năm giai đoạn 2021 - 2030, tỉnh Tiền Giang dự kiến cần huy động tổng số vốn đầu tư toàn xã hội khoảng 649,9 - 663,5 nghìn tỷ đồng, cụ thể:

Nguồn vốn

Cơ cấu trong tổng vốn giai đoạn 2021 - 2030

Giai đoạn 2021 - 2025

Giai đoạn 2026 - 2030

Tổng cộng

246,6 nghìn tỷ đồng

403,3 - 416,9 nghìn tỷ đồng

Nguồn vốn khu vực nhà nước

27,4% (tương đương 67,58 nghìn tỷ)

25,7% - 26,6% (tương đương 107,34 nghìn tỷ)

Nguồn vốn khu vực ngoài nhà nước

64,4% (tương đương 158,73 nghìn tỷ)

62,9% - 65% (tương đương 262,34 nghìn tỷ)

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

8,2% (tương đương 20,291 nghìn tỷ)

8,4% - 11,4% (tương đương 33,646 - 47,280 nghìn tỷ)

Thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án

Về thu hút đầu tư phát triển, tỉnh Tiền Giang sẽ sử dụng nguồn vốn đầu tư công hiệu quả, đóng vai trò hỗ trợ, dẫn dắt để thu hút tối đa nguồn lực đầu tư ngoài nhà nước; trong đó, ưu tiên nguồn vốn ngân sách địa phương và nguồn vốn trung ương hỗ trợ, vốn tín dụng ưu đãi để đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, triển khai các dự án kết cấu hạ tầng giao thông trọng tâm, trọng điểm có tính lan tỏa và kết nối, liên kết Vùng. Thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án; có chế tài xử lý các dự án chậm triển khai thực hiện.

Đồng thời, tăng cường huy động vốn đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP). Nghiên cứu xây dựng danh mục các công trình đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng theo hình thức PPP cho từng giai đoạn để thu hút nhà đầu tư, coi đây là giải pháp đột phá nhằm hoàn thiện cơ sở vật chất, hạ tầng đồng bộ, hiện đại phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Triển khai hiệu quả các chính sách khuyến khích, ưu đãi và hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh. Đổi mới, tăng cường công tác xúc tiến đầu tư. Thực hiện tốt Chương trình xúc tiến đầu tư hàng năm nhằm thu hút làn sóng đầu tư mới có chất lượng để phát triển mạnh các lĩnh vực: kinh tế biển, công nghiệp, dịch vụ, đô thị, chế biến nông sản mà tỉnh có lợi thế cạnh tranh.

Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về các dự án kêu gọi đầu tư; cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh; tạo lợi thế trong việc thu hút nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tập trung nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu kinh tế biển, khu, cụm công nghiệp, khu du lịch, các khu đô thị - công nghiệp... theo quy hoạch được duyệt. Chuẩn bị tốt nhất, tạo điều kiện thuận lợi nhất (địa điểm, phối hợp thực hiện công tác đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư, đào tạo nguồn nhân lực...) nhằm thu hút các nhà đầu tư phù hợp với định hướng phát triển của tỉnh.

Ưu tiên phát triển lao động trong các ngành kinh tế trọng điểm

Đối với phát triển nguồn nhân lực, tỉnh Tiền Giang sẽ phát triển thị trường lao động theo hướng chuyển dịch cơ cấu lao động của tỉnh; ưu tiên phát triển lao động trong các ngành kinh tế trọng điểm, trong các khu, cụm công nghiệp như: công nghiệp chế biến, chế tạo, chế biến nông sản, du lịch, thương mại, dịch vụ.

Tăng cường cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng đào tạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đào tạo theo nhu cầu xã hội, thị trường lao động; tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất cho cơ sở giáo dục nghề nghiệp nhất là Trường Đại học Tiền Giang, Cao đẳng Tiền Giang, Cao đẳng Y tế Tiền Giang, 3 trường trung cấp ở 3 vùng trong tỉnh. Tăng cường mối liên kết giữa các viện, các trường đại học, các trung tâm đào tạo có uy tín. Tăng cường liên kết giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và đơn vị sử dụng lao động hoặc trung gian.

Thực hiện đào tạo theo đơn đặt hàng, theo địa chỉ của doanh nghiệp và nhu cầu phát triển; đào tạo, đào tạo lại ngành, nghề phù hợp cho lực lượng lao động theo định hướng chuyển dịch cơ cấu lao động và nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh của các ngành, lĩnh vực kinh tế. Tăng cường định hướng nghề nghiệp cho thanh niên ngay từ bậc học phổ thông; thực hiện phân luồng, tăng số học sinh sau trung học cơ sở, trung học phổ thông vào giáo dục nghề nghiệp; thực hiện đào tạo nghề, dạy văn hoá, hình thành năng lực nghề nghiệp cho người học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Tiếp tục thu hút đầu tư nâng cao chất lượng giáo dục, hoàn thiện mạng lưới trường lớp. Khuyến khích thành lập các cơ sở giáo dục ngoài công lập chất lượng cao. Đẩy nhanh xã hội hóa giáo dục nghề nghiệp; đa dạng hóa chủ thể tham gia đào tạo, kịp thời cụ thể hóa, triển khai thực hiện chính sách quy định trách nhiệm và khuyến khích doanh nghiệp đào tạo nghề cho người lao động; thường xuyên kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp.

Minh Hiển