• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Tiếp tục đơn giản hoá thủ tục về công chứng

(Chinhphu.vn) - Theo ý kiến của cử tri tỉnh Tiền Giang, hiện nay người dân vay vốn ngân hàng để sản xuất nông nghiệp với số tiền từ 50 triệu đồng trở lên phải thế chấp bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có công chứng, nhưng thủ tục công chứng còn rườm rà, nhiều thủ tục gây khó khăn cho người dân.

23/10/2015 11:02

Cũng liên quan đến nội dung này, cử tri tỉnh Bạc Liêu cho rằng, thủ tục cho vay vốn với hình thức thế chấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với hộ gia đình, quy định như hiện nay (đối với Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp cho hộ gia đình) bắt buộc tất cả thành viên trong hộ gia đình phải cùng ký tên trước mặt công chứng viên thì mới cho vay vốn cũng là gây khó khăn đối với người vay vốn. Bởi, thực tế có những trường hợp do hoàn cảnh các thành viên trong hộ gia đình phải đi làm ăn, sinh sống ở địa phương khác nên không có mặt đầy đủ để hoàn tất thủ tục.

Cử tri tỉnh Tiền Giang và tỉnh Bạc Liêu đề nghị Bộ Tư pháp xem xét, sửa đổi quy định theo hướng giảm bớt thủ tục nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong việc vay vốn đầu tư cho sản xuất cũng như tiêu dùng cho người dân.

Về vấn đề này, Bộ Tư pháp trả lời cử tri tỉnh Tiền Giang và Bạc Liêu như sau:

Thủ tục công chứng hợp đồng, giao dịch nói chung và hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất nói riêng đã được quy định tại Luật Công chứng năm 2014 và các luật liên quan như Bộ luật Dân sự, Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Trong quá trình xây dựng Luật Công chứng, các thủ tục hành chính đã được rà soát để đơn giản hoá theo tinh thần cải cách thủ tục hành chính nhưng vẫn phải đảm bảo chặt chẽ về mặt pháp lý, theo đó người yêu cầu công chứng chỉ cần nộp bản sao và xuất trình bản chính để đối chiếu (không yêu cầu nộp bản sao có chứng thực) khi công chứng hợp đồng, giao dịch.

Liên quan đến việc chứng thực bản sao từ bản chính, trước đây pháp luật quy định chỉ có UBND cấp huyện, cấp xã mới có thẩm quyền chứng thực bản sao từ bản chính dẫn đến tình trạng quá tải, người dân phải chờ đợi lâu, đôi khi phải đi lại nhiều lần. Để khắc phục tình trạng này và tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, Luật Công chứng năm 2014 (Điều 77) đã quy định công chứng viên cũng có thẩm quyền chứng thực bản sao từ bản chính (bên cạnh UBND cấp huyện, cấp xã).

Được uỷ quyền ký hợp đồng công chứng

Riêng về thế chấp quyền sử dụng đất, đây là giao dịch liên quan đến tài sản có giá trị lớn, tiềm ẩn nhiều rủi ro, dễ bị lợi dụng, do đó, pháp luật có quy định chặt chẽ để đảm bảo an toàn pháp lý cho giao dịch này và cho những người có quyền và nghĩa vụ có liên quan.

Bộ luật Dân sự, Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành đã có những quy định về định đoạt tài sản chung của hộ gia đình, việc ký kết hợp đồng, giao dịch về quyền sử dụng đất của hộ gia đình. Theo đó, khi thế chấp quyền sử dụng đất của hộ gia đình thì phải được các thành viên hộ gia đình có quyền sử dụng đất đồng ý. Công chứng viên khi thực hiện công chứng hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất của hộ gia đình thì ngoài việc căn cứ vào Luật Công chứng, còn phải căn cứ vào quy định nêu trên của Bộ luật Dân sự và Luật Đất đai.

Theo quy định của Luật Công chứng, người yêu cầu công chứng phải ký trước mặt công chứng viên, trường hợp có thành viên của hộ gia đình không thể cùng đến tổ chức hành nghề công chứng để thực hiện việc ký hợp đồng thế chấp thì thành viên đó có thể uỷ quyền cho thành viên khác thay mình ký hợp đồng tại tổ chức hành nghề công chứng.

Về nguyên tắc thì việc uỷ quyền được thực hiện theo quy định của pháp luật dân sự, song Khoản 2 Điều 55 Luật Công chứng cũng đã quy định: "Trong trường hợp bên uỷ quyền và bên được uỷ quyền không thể cùng đến một tổ chức hành nghề công chứng thì bên uỷ quyền yêu cầu tổ chức hành nghề nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng hợp đồng uỷ quyền; bên được uỷ quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng tiếp vào bản gốc hợp đồng uỷ quyền này, hoàn tất thủ tục công chứng hợp đồng uỷ quyền".

Thông tư số 06/2015/TT-BTP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng cũng đã có mẫu lời chứng của công chúng viên đối với hợp đồng uỷ quyền trong trường hợp bên uỷ quyền và bên được uỷ quyền không thể cùng đến một tổ chức hành nghề công chứng (Mẫu TP-CC-20.2a).

Hiện nay, Bộ Tư pháp vẫn đang tiếp tục rà soát, đơn giản hoá các thủ tục hành chính trong lĩnh vực công chứng, trong đó có thủ tục công chứng hợp đồng, giao dịch. Đồng thời tăng cường hướng dẫn, kiểm tra các tổ chức hành nghề công chứng trong việc thực hiện các quy định pháp luật nêu trên.

Chinhphu.vn