• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Tìm giải pháp chấm dứt chuỗi buôn bán thịt chó, mèo, loại trừ bệnh dại

(Chinhphu.vn) – Các can thiệp toàn diện là cần thiết để tránh những ảnh hưởng tiêu cực của hoạt động buôn bán thịt chó, mèo đến hình ảnh quốc gia, sức khỏe cộng đồng và rủi ro vi phạm các quy định về phúc lợi động vật.

04/12/2024 15:29
Tìm giải pháp chấm dứt chuỗi buôn bán thịt chó, mèo, loại trừ bệnh dại- Ảnh 1.

Chương trình đối thoại "Giải pháp hoàn thiện công tác phòng chống bệnh lây truyền từ động vật sang người và các vấn đề về phúc lợi động vật" - Ảnh: VGP/HM

Tại chương trình đối thoại chính sách về chủ đề "Giải pháp hoàn thiện công tác phòng chống bệnh lây truyền từ động vật sang người và các vấn đề về phúc lợi động vật" tổ chức mới đây tại Hà Nội, các chuyên gia đã phân tích những thách thức và xác định các giải pháp cụ thể, góp phần chấm dứt các hoạt động thương mại thịt chó, mèo và nâng cao sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là phòng chống bệnh dại.

Theo một số cuộc khảo sát gần đây cho thấy, ở Việt Nam, Campuchia và Indonesia ước tính có khoảng 10 triệu con chó và mèo bị giết hàng năm để lấy thịt, trong đó Việt Nam có khoảng 5 triệu con chó và 1 triệu con mèo.

Ông Rahul Sehgal, Giám đốc Truyền thông quốc tế của Tổ chức Soi Dog - một tổ chức phúc lợi động vật quốc tế cho biết, buôn bán thịt chó, mèo gây những rủi ro nghiêm trọng đối với sức khỏe cộng đồng và phúc lợi động vật.

Tại Việt Nam, cách tiếp cận đổi mới của Hà Nội cho thấy, việc cải cách chính sách có thể chuyển đổi các thói quen truyền thống của người tiêu dùng.

Theo đó, TP Hà Nội đã tiên phong thí điểm sớm chấm dứt chuỗi cung ứng buôn bán thịt chó, mèo, hướng tới loại trừ bệnh dại và các bệnh truyền nhiễm từ động vật sang người. Quan điểm "Hà Nội nói không với thịt chó, mèo" đã thu hút nhiều sự quan tâm của cộng đồng quốc tế.

Ông Ngô Đình Loát, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi, thủy sản và thú y Hà Nội, cho biết, Hà Nội đặc biệt quan tâm tới bệnh dại và đã chỉ đạo đồng bộ, quyết liệt cũng như ban hành nhiều văn bản chỉ đạo tới các sở, ngành và UBND quận, huyện thực hiện công tác phòng chống bệnh dại.

Một trong các văn bản quan trọng là Kế hoạch số 105/KH-UBND ngày 4/4/2022 về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống dịch bệnh dại trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2022-2030. Kế hoạch này đầy đủ các nội dung từ mục tiêu, giải pháp, bố trì nguồn lực, kinh phí và giao rõ nội dung, nhiệm vụ cụ thể cho từng ngành, từng cấp tổ chức thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh dại.

Trong đó, Kế hoạch tập trung chính vào quản lý chặt chẽ đàn chó, mèo nuôi, tổ chức tiêm phòng dại cho 100% đàn chó, mèo nuôi; điều trị dự phòng sau phơi nhiễm cho người, xây dựng vùng an toàn dịch bệnh dại, kiểm soát vận chuyển, buôn bán chó, mèo.

Vì vậy, đến nay công tác quản lý và tổ chức phòng, chống dịch bệnh dại trên động vật của Hà Nội đang được triển khai hiệu quả.

Là đối tác chính hỗ trợ triển khai mô hình thí điểm tại Hà Nội, ông Rahul Sehgal nhấn mạnh sự cam kết hỗ trợ việc sớm chấm dứt buôn bán thịt chó, mèo thông qua các hoạt động thực thi pháp luật, nâng cao năng lực, truyền thông đại chúng và hỗ trợ phát triển sinh kế thay thế cho các cá nhân/cơ sở cam kết chấm dứt buôn bán thịt chó, mèo ở Hà Nội.

Theo ông Nguyễn Quang Huân, Uỷ viên Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội, để giải quyết triệt để vấn đề buôn bán thịt chó, mèo, rất cần những giải pháp chính sách toàn diện. Hiện, Việt Nam chưa có luật cụ thể cấm hoạt động buôn bán thịt chó, mèo, vì vậy các hướng dẫn quản lý và xử phạt dưới luật đối với các hoạt động buôn bán, vận chuyển và giết mổ chó, mèo, có thể góp phần giải quyết hiệu quả vấn đề này.

Bà Bùi Thị Duyên, Giám đốc Chương trình truyền thông thay đổi hành vi xã hội, Tổ chức Intelligentmedia, doanh nghiệp xã hội của Việt Nam tham gia triển khai thí điểm mô hình Hà Nội, cũng chia sẻ, việc thúc đẩy đối thoại giữa các cơ quan chức năng và cộng đồng tạo động lực cho các hành động cụ thể trong việc giải quyết vấn đề buôn bán thịt chó, mèo.

Các đại biểu tham gia chương trình đối thoại cũng trao đổi nhiều khía cạnh quan trọng bao gồm: những tác động của buôn bán thịt chó, mèo đối với định hướng quốc gia về phát triển du lịch có trách nhiệm, đặc biệt tại các điểm đến du lịch lớn như Hà Nội và TPHCM; công tác quản lý đàn chó mèo, các biện pháp phòng chống dịch bệnh dạị.

Các chuyên gia cũng đưa ra một số khuyến nghị với mục tiêu hướng đến Việt Nam không có bệnh dại và sớm loại bỏ buôn bán thịt chó, mèo, như: tăng cường thực thi pháp luật, đặc biệt là việc thi hành các hình phạt nghiêm khắc đối với cá nhân/tổ chức vi phạm; xây dựng các kế hoạch chuyển đổi sinh kế; triển khai các chương trình giáo dục, nâng cao nhận thức đại chúng để thay đổi nhận thức, niềm tin và thói quen văn hóa; nâng cao hợp tác quốc tế trong thực hành phúc lợi động vật…

Các hoạt động này đều được kỳ vọng sẽ hướng tới các giải pháp toàn diện hơn và một sự đồng thuận lớn để sớm chấm dứt buôn bán thịt chó, mèo.

HM