Tải ứng dụng:
BÁO ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ
![]() |
Kinh tế Trung Quốc giảm tốc sau giai đoạn “tăng trưởng nóng” .
Kinh tế EU vẫn đi ngang, với mức tăng trưởng 1,1% trong năm nay. Kinh tế Nhật Bản “thoát đáy đi lên” nhưng còn lắm chông gai.
![]() |
Chương trình nới lỏng định lượng (QE) để kích thích kinh tế phát triển của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) thường gây ra các cơn sóng tiền tệ khi các ngân hàng trung ương của các nước cũng có điều chỉnh nhất định chính sách tiền tệ của mình.
Từ tháng 11/2014, Fed chấm dứt chương trình QE sau 3 đợt thực hiện với tổng cộng 4.400 tỷ USD được bơm vào nền kinh tế.
![]() |
![]() |
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia thì sự kiện giá dầu thế giới giảm mạnh chính là cú shock kinh tế lớn nhất năm nay.
![]() |
![]() |
Các nước xuất khẩu dầu mỏ chứng kiến đồng nội tệ giảm rất mạnh. Niềm tin vào hầu hết các thị trường mới nổi sụt giảm nghiêm trọng.
Điển hình như Nga, quốc gia có tới một nửa nguồn thu đến từ dầu mỏ, khi giá dầu thế giới rơi xuống mức 60 USD/thùng, đồng nội tệ cũng như nền kinh tế Nga ngay lập tức gặp vấn đề.
2014 cũng là năm tồi tệ nhất với Ukraine kể từ chiến tranh thế giới thứ II khi tăng trưởng của Ukraine đã giảm 7,5%. Tỷ lệ lạm phát hàng năm của Ukraine đã lên tới 21% tính đến cuối tháng 11 vừa qua do dự trữ vàng và ngoại tệ giảm mạnh. Đồng Hryvna của Ukraine cũng liên tục mất giá.
![]() |
Mặc dù tăng trưởng giảm tốc và giá bất động sản bắt đầu giảm, thị trường chứng khoán Trung Quốc vẫn tăng điểm mạnh mẽ.
![]() |
Thị trường chứng khoán Ấn Độ tăng trưởng nhanh nhờ chiến thắng của Tổng thống Narenda Modi và nhờ thâm hụt cán cân vãng lai được thu hẹp do giá dầu giảm.
Biểu đồ: Economist