• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

TPHCM tiếp tục siết chặt giãn cách, nhanh chóng kiểm soát dịch bệnh, hạn chế tối đa tử vong

(Chinhphu.vn) - Thành phố Hồ Chí Minh đã trải qua hơn 55 ngày thực hiện giãn cách, từ Chỉ thị 15, đến Chỉ thị 10, Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ và vẫn đang tiếp tục thực hiện nhiều biện pháp tăng cường, siết chặt để nhanh chóng kiểm soát được dịch bệnh, nhanh chóng tách F0 ra khỏi cộng đồng và hạn chế tối đa trường hợp tử vong.

27/07/2021 13:05

TPHCM tiếp tục thực hiện nhiều biện pháp tăng cường, siết chặt để nhanh chóng kiểm soát được dịch bệnh, nhanh chóng tách F0 ra khỏi cộng đồng và hạn chế tối đa trường hợp tử vong.

Thêm 1955 bệnh nhân xuất viện

Sáng 27/7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, tính từ 18 giờ 30 ngày 26/7 đến 6 giờ ngày 27/7, Thành phố Hồ Chí Minh đã ghi nhận thêm 1.849 trường hợp nhiễm COVID-19 mới đã được Bộ Y tế công bố vào sáng ngày 27/7.

Trong đợt dịch thứ 4 bắt đầu từ ngày 27/4 đến nay, Thành phố Hồ Chí Minh đã ghi nhận tổng cộng hơn 68.200 trường hợp mắc COVID-19.

Trong ngày 26/7, Thành phố Hồ Chí Minh có thêm 1.955 bệnh nhân xuất viện, tổng số ca điều trị khỏi tính từ khi dịch bệnh bắt đầu là 16.659. Hiện các bệnh viện đang điều trị 37.714 bệnh nhân dương tính (bao gồm bệnh nhân có kết quả xét nghiệm PCR xét nghiệm nhanh dương tính) trong đó có 696 bệnh nhân nặng đang thở máy và 13 bệnh nhân can thiệp ECMO.

Công an TPHCM phối hợp với Trung đoàn Gia Định, Bộ Tư lệnh TPHCM tổ chức xuất quân tuần tra kiểm soát dịch COVID-19 trên toàn TPHCM. 

Xuất quân tuần tra kiểm soát dịch COVID-19

Tối 26/7, Công an TPHCM phối hợp với Trung đoàn Gia Định, Bộ Tư lệnh TPHCM tổ chức xuất quân tuần tra kiểm soát dịch COVID-19 trên toàn TPHCM ngay trong ngày đầu tiên TPHCM siết chặt Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, yêu cầu người dân hạn chế ra đường sau 18 giờ. 

Theo đó, Công an TPHCM triển khai 100% quân số phối hợp với gần 400 cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn Gia Định cùng với Tiểu đoàn Kiểm soát Quân sự 31 xuất quân trực tiếp tham gia công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn TPHCM.

Trong đợt xuất quân lần này, các lực lượng chức năng phối hợp ở 3 cấp gồm cấp thành phố; cấp quận, huyện và TP Thủ Đức và cấp xã, phường nhằm tuyên truyền vận động người dân thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị số 12 của Thành ủy TPHCM. Đồng thời các lực lượng chủ động kiểm tra, kiểm soát thực hiện nghiêm quy định phòng, chống dịch trên địa bàn TPHCM.

Lực lượng chức năng nhắc nhở người dân hạn chế ra đường sau 18h và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Thiếu tướng Trần Đức Tài nhấn mạnh, lực lượng Công an TPHCM và Bộ Tư lệnh TPHCM sát cánh cùng với lực lượng y tế TPHCM hỗ trợ nhau để hoàn thành nhiệm vụ được giao, cùng chung tay, chung sức với cả hệ thống chính trị của TPHCM đẩy lùi dịch COVID-19.

Công an TPHCM phối hợp với Trung đoàn Gia Định triển khai thêm lực lượng tại 12 chốt kiểm soát dịch bệnh ở cửa ngõ TPHCM và các tuyến giao thông huyết mạch trên địa bàn TPHCM, tuần tra kiểm soát 24/24 giờ.

Trung đoàn Gia Định tiếp tục chuẩn bị lực lượng, phương tiện bổ sung cán bộ, chiến sĩ tăng cường cho 90 chốt phụ tại các quận, huyện. Ngoài ra, Trung đoàn còn cắt cử lực lượng bảo đảm nơi ăn ở, ngủ nghỉ cho người dân trong khu cách ly tập trung, phục vụ điều trị các ca bệnh F0 trong các bệnh viện dã chiến và thực hiện các nhiệm khác.


Ngã tư đường 3 tháng 2 và Lê Hồng Phong lúc 19 giờ 30, ngày 26/7

Quản lý chặt Shipper, xử lý nghiêm vi phạm

Ngày 26/7, UBND TPHCM ban hành văn bản số 2491/UBND-ĐT về việc tăng cường quản lý hoạt động xe mô tô ứng dụng công nghệ phục vụ vận chuyển hàng hóa thiết yếu trong thời gian Thành phố thực hiện giãn cách xã hội theo tinh thần Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Theo đó, UBND TP yêu cầu các đơn vị cung ứng dịch vụ shipper chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện điều chỉnh, bổ sung các giải pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo quy định và quản lý, kiểm tra hoạt động của các shipper. Trong đó, lưu ý rà soát đội ngũ nhân viên giao hàng của đơn vị và thực hiện điều chỉnh giảm 10% số lượng nhân viên so với trước thời điểm thực hiện Chỉ thị số 12-CT/TU ngày 22/7/2021 của Ban Thường vụ Thành ủy.

Về đặc điểm nhận diện đội ngũ shipper của đơn vị, ngoài các giải pháp nhận diện như hiện nay thông qua đồng phục, thùng hàng, logo doanh nghiệp, Giấy thông hành của doanh nghiệp cấp cho shipper, ứng dụng quản lý đơn hàng mà shipper đang giao nhận… các đơn vị chủ động triển khai ngay việc làm bảng tên thẻ cứng có hình và xác nhận của công ty cho từng shipper và ứng dụng công nghệ nhận diện shipper thông qua mã QR Code (hiển thị đầy đủ các thông tin về shipper, phương tiện, địa chỉ công ty, nơi cư trú của shipper, giao hàng, người đặt hàng, lộ trình vận chuyển hàng hóa thiết yếu; chi tiết hàng hóa thiết yếu được vận chuyển...). Thực hiện bằng đeo tay nền xanh đậm, kích thước ống đeo cao 20cm, in chữ “Shipper” màu trắng.

Người giao hàng hoạt động theo khu vực, có đặc điểm nhận diện.

Về địa bàn hoạt động, các đơn vị triển khai hoạt động cho dịch vụ shipper cần tổ chức hoạt động theo khu vực để thuận tiện cho công tác quản lý, cũng như ngăn ngừa nguy cơ lây lan dịch bệnh. Mỗi shipper chỉ được hoạt động trên địa bàn một quận, huyện, thành phố Thủ Đức .

Riêng đối với các đơn vị không quản lý bằng ứng dụng công nghệ (nhân viên giao hàng của các siêu thị…), các đơn vị cung ứng dịch vụ thực hiện quản lý tập hợp đăng ký danh sách gửi Sở Công Thương xác nhận.

TPHCM giao Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan thông báo và yêu cầu các đơn vị cung ứng dịch vụ shipper đang hoạt động trên địa bàn thực hiện nghiêm chỉ đạo của UBND TPHCM. Tổng hợp báo cáo hàng ngày của các đơn vị cung ứng dịch vụ shipper và phối hợp với Sở Giao thông vận tải thường xuyên theo dõi, làm việc với các đơn vị cung ứng dịch vụ shipper để kiểm soát chặt chẽ số lượng shipper tham gia vận chuyển hàng hóa thiết yếu phù hợp trong điều kiện an toàn phòng, chống dịch COVID-19 .

Tăng cường tuần tra, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ hoạt động vận chuyển của các shipper

Trên cơ sở báo cáo của các đơn vị cung ứng dịch vụ shipper về số lượng shipper tham gia vận chuyển hàng hóa thiết yếu hàng ngày, Sở Công Thương phối hợp Sở Thông và Truyền thông nghiên cứu giải pháp nhắn tin (SMS) hàng ngày đến từng shipper để xác nhận shipper đã được đăng ký với cơ quan chức năng.

UBND TP yêu cầu Sở Y tế phối hợp với Sở Công Thương hướng dẫn, tổ chức tập huấn cho các đơn vị cung ứng dịch vụ shipper để chủ động thực hiện xét nghiệm nhanh COVID 19 cho đội ngũ shipper của đơn vị. Đồng thời, khẩn trương rà soát, ưu tiên tổ chức tiêm vaccine cho các đối tượng là nhân viên giao hàng của các đơn vị cung ứng dịch vụ shipper.

Ngoài ra, Công an Thành phố chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận, huyện chỉ đạo các lực lượng chức năng tăng cường phối hợp, tổ chức tuần tra, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ hoạt động vận chuyển của các shipper. Phát hiện và xử lý nghiêm theo đúng quy định đối với các trường hợp vi phạm về đối tượng, mục đích và yêu cầu về phòng, chống dịch bệnh COVID - 19 trong quá trình tham gia giao thông.

Xử phạt nghiêm các trường hợp vi phạm quy định giãn cách.

Các cửa hàng, cơ sở kinh doanh phải đóng cửa từ 18 giờ đến 06 giờ hàng ngày

Chiều 26/7, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành Công văn số 2490/UBND-VX về tăng cường các biện pháp giảm mật độ lưu thông trên đường.

Theo đó, thực hiện Chỉ thị số 12-CT/TU ngày 22/7/2021 của Ban Thường vụ Thành ủy, UBND Thành phố đã ban hành Công văn số 2468/UBND-VX ngày 23/7/2021 về tăng cường mạnh mẽ các biện pháp thực hiện giãn cách xã hội toàn Thành phố theo tinh thần Chỉ thị số 16/CT - TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Bên cạnh các nội dung đã quy định, để thực hiện triệt để hơn nữa việc giảm mật độ lưu thông trên đường, UBND TPHCM yêu cầu mọi người dân trên địa bàn TPHCM hạn chế tối đa ra đường, các cửa hàng, cơ sở kinh doanh phải đóng cửa từ 18 giờ đến 06 giờ (hàng ngày); trừ các trường hợp sau:

Cấp cứu, các lực lượng làm công tác phòng, chống dịch hoặc các lực lượng hỗ trợ theo yêu cầu điều phối để phòng, chống dịch bệnh của cơ quan chức năng, chính quyền địa phương.

Cán bộ, phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo, đài thực hiện nhiệm vụ chính trị trên địa bàn Thành phố, bao gồm cả công tác phát hành báo.

Lực lượng công nhân vệ sinh môi trường đô thị; xử lý sự cố về: điện, nước, hệ thống thông tin và hạ tầng kỹ thuật.

Các phương tiện vận chuyển hàng hoá thiết yếu; phương tiện đưa đón lực lượng thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch; phương tiện đưa đón công nhân tại các doanh nghiệp đang thực hiện “1 cung đường - 2 điểm đến”; phương tiện vận chuyển vật tư phục vụ sản xuất, hàng hoá xuất nhập khẩu.

Các cửa hàng bán lẻ xăng dầu ở 12 cửa ngõ chính của Thành phố.

Thời gian thực hiện từ ngày 26/7/2021 đến hết ngày 01/8/2021.

Triển khai việc phát phiếu theo hộ gia đình, theo ngày chẵn - lẻ, chia khung giờ đi mua để giảm thiểu tối đa mật độ tiếp xúc giữa người với người.

Phát phiếu đi chợ theo ngày chẵn – lẻ, khung giờ

Đối với việc đi mua lương thực, thực phẩm thiết yếu, UBND TPHCM đề nghị các địa phương triển khai việc phát phiếu theo hộ gia đình, theo ngày chẵn - lẻ, chia khung giờ đi mua để giảm thiểu tối đa mật độ tiếp xúc giữa người với người.

Tại Công văn này, UBND TPHCM giao Công an TPHCM phối hợp với Sở Công Thương, Sở Giao thông vận tải, Sở Y tế, Sở Thông tin và Truyền thông, UBND các quận - huyện, TP Thủ Đức và các cơ quan liên quan thống nhất, hướng dẫn cụ thể về nhận diện lực lượng, phương tiện được phép lưu thông sau 18 giờ.

Giao Công an TPHCM, Bộ Tư lệnh TPHCM, UBND TPHCM Thủ Đức và các quận, huyện tổ chức các trạm, chốt để ngăn cách và tổ chức tuần tra, kiểm soát 24/24 giờ các tuyến đường liên phường việc chấp hành quy định tại khu dân cư, trên đường phố và xử lý thật nghiêm các trường hợp vi phạm, tạm giữ hành chính trong trường hợp chống đối người thi hành công vụ.

Các tổ chức, cá nhân cố tình vi phạm để dịch bệnh lây lan, gây hậu quả nghiêm trọng thì cơ quan chức năng tiến hành khẩn trương điều tra , khởi tố vụ án hình sự nếu có đủ yếu tố cấu thành tội phạm.

Siết chặt giãn cách, hạn chế tối đa trường hợp tử vong

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, tính đến ngày hôm nay, Thành phố Hồ Chí Minh đã trải qua hơn 55 ngày thực hiện giãn cách, từ Chỉ thị 15, đến Chỉ thị 10, Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ.

Thành phố Hồ Chí Minh vẫn đang tiếp tục thực hiện nhiều biện pháp tăng cường, siết chặt để nhanh chóng kiểm soát được dịch bệnh, nhanh chóng tách F0 ra khỏi cộng đồng và hạn chế tối đa trường hợp tử vong.

Thành phố Hồ Chí Minh mong muốn nhận được sự hợp tác, đồng hành của người dân trong việc tuân thủ thực hiện các biện pháp phòng chống dịch, đảm bảo giãn cách giữa người với người, giữa gia đình với gia đình, tổ dân phố với tổ dân phố,... hạn chế nhiều hơn nữa sự giao lưu, gặp gỡ giữa người với người./.