• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Trả trợ cấp thôi việc khi bị mất việc làm là không đúng quy định

(Chinhphu.vn) –  Công ty của bà Đào Thị Minh Thái (tỉnh Bắc Ninh) có một chi nhánh được thành lập và hoạt động từ năm 2012 tại TP. Hải Phòng. Do chi nhánh này hoạt động không hiệu quả nên Công ty muốn cắt giảm lao động. Để giải quyết chế độ trợ cấp, công ty phải thực hiện như thế nào cho đúng? Có phải chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động không?

14/11/2015 10:02

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trả lời vấn đề này như sau:

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 144 Bộ luật Lao động và Khoản 1 Điều 13 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/1/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động thì trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ (bao gồm các trường hợp thay đổi cơ cấu tổ chức, tổ chức lại lao động; thay đổi sản phẩm; cơ cấu sản phẩm; thay đổi quy trình, công nghệ, máy móc, thiết bị sản xuất, kinh doanh gắn với ngành, nghề sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động) mà ảnh hưởng đến việc làm của nhiều người lao động, thì người sử dụng lao động có trách nhiệm xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật Lao động; trường hợp có chỗ làm việc mới thì ưu tiên đào tạo lại người lao động để tiếp tục sử dụng. Trong trường hợp người sử dụng lao động không thể giải quyết được việc làm mới mà phải cho người lao động thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy định tại Điều 49 của Bộ luật Lao động.

Theo quy định tại Khoản 6 Điều 14 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/1/2015 của Chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động thì kinh phí chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh hoặc kinh phí hoạt động của người sử dụng lao động.

Căn cứ các quy định nêu trên thì trường hợp người sử dụng lao động sắp xếp lại doanh nghiệp, thu hẹp sản xuất, giảm sản lượng, thay đổi cơ cấu tổ chức, tổ chức lại lao động, cắt giảm nhân sự làm ảnh hưởng đến việc làm của nhiều người lao động thì người sử dụng lao động phải xây dựng phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật Lao động.
 
Trường hợp người sử dụng lao động không thể giải quyết được việc làm mới mà phải cho người lao động thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy định tại Điều 49 của Bộ luật Lao động; nguồn kinh phí chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh hoặc kinh phí hoạt động của người sử dụng lao động.

Trường hợp công ty chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động bị mất việc làm là không đúng quy định.

Chinhphu.vn