Tải ứng dụng:
BÁO ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ
Về vấn đề này, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trả lời như sau:
Tại Điểm b, Khoản 2, Điều 54 Luật BHXH quy định: Người lao động quy định tại Điểm đ và Điểm e, Khoản 1, Điều 2 của Luật BHXH 2014 nghỉ việc được hưởng lương hưu khi có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên, nam từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi, nữ từ đủ 45 tuổi đến đủ 50 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên.
Tại Khoản 1, Điều 55 Luật BHXH quy định: Người lao động quy định tại các Điểm a, b, c, d, g, h và I, Khoản 1, Điều 2 của Luật BHXH 2014 khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn nếu thuộc trường hợp bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên và có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành.
Khoản 2, Điều 55 Luật BHXH quy định: Người lao động quy định tại Điểm đ và Điểm e, Khoản 1, Điều 2 của Luật BHXH khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên, bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn nếu thuộc trường hợp có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành.
Theo các quy định nêu trên, người lao động có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, có đủ 20 năm tham gia BHXH trở lên, nam từ đủ 55 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi thì đủ điều kiện nghỉ hưu theo quy định. Tùy vào tỷ lệ suy giảm khả năng lao động, người lao động có thể được nghỉ hưu sớm hơn.
Thời gian đi học dài hạn ở ngoài công ty, người lao động không làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì không được tính là thời gian làm việc hưởng lương đặc biệt độc hại.
Chinhphu.vn