• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

UNESCO: Việt Nam truyền đi thông điệp mạnh mẽ về vai trò nhà giáo

(Chinhphu.vn) - Phát biểu trực tuyến chúc mừng nhân dịp Luật Nhà giáo của Việt Nam chính thức được thông qua, ông Jonathan Wallace Baker, Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam cho rằng: Khi đặt nhà giáo ở vị trí cao nhất trong thang bảng lương hành chính sự nghiệp, Việt Nam đã gửi đi một thông điệp mạnh mẽ và rõ ràng: Giáo dục đóng vai trò then chốt và trong đó những người nuôi dưỡng trí tuệ thế hệ trẻ là quan trọng nhất.

17/07/2025 15:46
UNESCO: Việt Nam truyền đi thông điệp mạnh mẽ về vai trò nhà giáo- Ảnh 1.

Phát biểu này được đưa ra ngày 17/7 nhân một sự kiện do Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp cùng Văn phòng UNESCO tại Việt Nam tổ chức.

Theo ông Jonathan Wallace Baker, đây là một thành tựu thực sự đột phá và mang tính lịch sử. "Đây không chỉ là một dấu son quan trọng đối với ngành giáo dục Việt Nam, mà còn là sự khẳng định mạnh mẽ về vai trò thiết yếu của nhà giáo trong việc xây dựng một xã hội bao trùm, công bằng và hướng tới tương lai".

"Khi đặt nhà giáo ở vị trí cao nhất trong thang bảng lương hành chính sự nghiệp, Việt Nam đã gửi đi một thông điệp mạnh mẽ và rõ ràng: Giáo dục đóng vai trò then chốt và trong đó những người nuôi dưỡng trí tuệ thế hệ trẻ là quan trọng nhất", ông Baker nhấn mạnh.

Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam cho rằng, các nhà giáo và đội ngũ nhân sự giáo dục có thể thắp lên ngọn lửa làm sáng lên tinh thần hòa nhập, thách thức định kiến và xây dựng sự tự tin cho các thế hệ người học. Trên khắp Việt Nam có rất nhiều minh chứng cho thấy nhà giáo có thể tạo ra sự thay đổi thực sự trong cuộc đời người học, không chỉ qua những điều họ giảng dạy trên lớp, mà còn thông qua những cơ hội phát triển mà họ mang lại cho người học, cả nam và nữ.

"Khi trường học trở thành những không gian an toàn và truyền cảm hứng, mọi người học đều có cơ hội phát triển toàn diện", Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam nhấn mạnh.

Hôm nay, khi chúng ta chúc mừng việc thông qua Luật Nhà giáo, chúng ta không chỉ tôn vinh một đạo luật. Chúng ta đang tôn vinh cam kết quốc gia, rằng nhà giáo là những chuyên gia, người dẫn dắt, nhà lãnh đạo và là chất xúc tác cho những thay đổi tích cực.

"Chúng tôi cũng đánh giá cao những cải cách toàn diện hơn của Việt Nam, từ việc miễn học phí đến triển khai học 2 buổi trên ngày, những nỗ lực này đều xuất phát từ những giá trị về công bằng, hòa nhập và học tập suốt đời", ông Jonathan Wallace Baker nói.

Ba ưu tiên UNESCO đồng hành cùng Việt Nam

Hướng tới tương lai, Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam nhấn mạnh ba lĩnh vực mà UNESCO coi là thiết yếu. Thứ nhất, việc triển khai luật một cách bao trùm và phù hợp với bối cảnh. UNESCO đã đồng hành cùng Việt Nam từ những giai đoạn đầu của quá trình xây dựng chính sách này, bao gồm cả việc Việt Nam tiếp thu các Khuyến nghị của ILO/UNESCO về vị thế nhà giáo. "Chúng tôi cam kết tiếp tục hỗ trợ triển khai luật theo hướng thúc đẩy vai trò lãnh đạo và sự phối hợp ở mọi cấp, thúc đẩy bình đẳng giới và phúc lợi nhà giáo, đặc biệt thông qua mô hình Trường học hạnh phúc".

Thứ hai, cần có hệ thống dữ liệu tích hợp, vững chắc để hỗ trợ giáo viên và toàn thể đội ngũ nhân sự giáo dục, bao gồm cán bộ tư vấn học đường, thư viện, y tế và cơ sở vật chất trường học. Một nền tảng dữ liệu vững chắc sẽ giúp giải quyết tình trạng thiếu hụt, đáp ứng nhu cầu nhân sự giáo dục địa phương và hỗ trợ các quyết định chính sách đúng đắn.

Thứ ba, sử dụng công nghệ số một cách chiến lược để tăng cường phát triển chuyên môn, cải thiện quản trị trường học và thúc đẩy đổi mới sáng tạo. UNESCO sẽ tiếp tục hỗ trợ quá trình chuyển đổi số của Việt Nam theo hướng lấy con người làm trung tâm và bảo đảm tính bao trùm.

Trích dẫn câu danh ngôn "Cần cả một ngôi làng để nuôi dạy một đứa trẻ", ông Jonathan Wallace Baker cho rằng, Luật Nhà giáo cùng quá trình sửa đổi sắp tới đối với các luật và quy định liên quan đến nhân sự giáo dục, Việt Nam đang đưa ra một cam kết toàn diện, liên ngành nhằm bảo đảm không chỉ không một trẻ em nào, mà thực chất là không một cá nhân nào, bị bỏ lại phía sau.

"'Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc' là cơ hội để Việt Nam nâng tầm hệ thống giáo dục, trở thành một hình mẫu ở cấp độ toàn cầu: Một hệ thống bền vững, bao trùm và mang tính chuyển đổi sâu sắc", ông nhấn mạnh.

Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam khẳng định một lần nữa mối quan hệ hợp tác vững chắc giữa UNESCO và Việt Nam.

An Bình