• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Ứng dụng thành tựu khoa học, công nghệ phát triển du lịch thông minh

(Chinhphu.vn) - Ứng dụng các thành tựu của khoa học, công nghệ để phát triển hệ sinh thái du lịch thông minh, chuyển đổi số ngành du lịch tại Việt Nam; thúc đẩy doanh nghiệp du lịch đổi mới mô hình kinh doanh, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch; tạo điều kiện thuận lợi và gia tăng trải nghiệm cho khách du lịch.

17/07/2025 17:07
Ứng dụng thành tựu khoa học, công nghệ phát triển du lịch thông minh - Ảnh 1.

Phát triển và nhanh chóng hoàn thiện các nền tảng số phục vụ khách du lịch (đa ngôn ngữ, đa tiện ích) dễ dàng tiếp cận qua website, ứng dụng di động...

Đó là mục tiêu tổng quát đặt ra tại Chương trình đẩy mạnh chuyển đổi số du lịch thông minh trong lĩnh vực du lịch được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành kèm theo Quyết định số 2450/QÐ-BVHTTDL.

Thúc đẩy hoàn thành nền tảng số quốc gia quản trị và kinh doanh du lịch

Mục tiêu cụ thể của Chương trình đẩy mạnh chuyển đổi số du lịch thông minh trong lĩnh vực du lịch đặt ra đến năm 2025 (Chương trình), phát triển và nhanh chóng hoàn thiện các nền tảng số hỗ trợ công tác quản lý nhà nước; nền tảng số phục vụ khách du lịch (đa ngôn ngữ, đa tiện ích) dễ dàng tiếp cận qua website, ứng dụng di động; phát triển hệ thống dữ liệu số, cơ sở dữ liệu ngành du lịch làm nền tảng cho xây dựng mô hình du lịch thông minh, đảm bảo kết nối với các tiện ích của Đề án 06, đẩy mạnh khai thác giá trị gia tăng từ dữ liệu.

Đồng thời, chú trọng cải cách hành chính, tăng cường giải quyết các thủ tục hành chính trong lĩnh vực du lịch qua cổng dịch vụ công trực tuyến của Bộ; 100% hồ sơ công việc cấp Bộ liên quan đến lĩnh vực du lịch được xử lý trên môi trường số (trừ hồ sơ thuộc phạm vi bí mật nhà nước).

Thúc đẩy hoàn thành nền tảng số quốc gia quản trị và kinh doanh du lịch tạo điều kiện thuận lợi cho việc ứng dụng các mô hình kinh doanh du lịch trực tuyến. Xây dựng Bộ tiêu chí để xác định và đo lường chuyển đổi số trong lĩnh vực du lịch, đồng thời tổ chức triển khai việc đánh giá định kỳ trên phạm vi toàn quốc. 

100% thủ tục hành chính lĩnh vực du lịch đủ điều kiện được cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình

Chương trình cũng đặt mục tiêu đến năm 2030, tiếp tục nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ phát triển hệ sinh thái du lịch thông minh, chuyển đổi số; đảm bảo khả năng tiếp cận, ứng dụng và làm chủ những công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực du lịch, từ đó nâng cao năng lực quản lý, năng lực phát triển, tạo ra những trải nghiệm hấp dẫn cho du khách.

100% thủ tục hành chính trong lĩnh vực du lịch đủ điều kiện được cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình; 100% cán bộ, công chức, viên chức trong ngành du lịch thường xuyên sử dụng trợ lý ảo hoặc công cụ số thông minh trong công việc để nâng cao hiệu suất làm việc.

Tỷ lệ cơ sở du lịch sử dụng nền tảng số phục vụ quản trị, kinh doanh du lịch đạt tối thiểu 70%. Mở rộng triển khai các mô hình du lịch thông minh tại các địa bàn du lịch trọng điểm, các địa phương có tiềm năng phát triển du lịch trên cả nước, liên kết, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội đồng đều, bền vững giữa các vùng miền.

Phấn đấu đưa ngành du lịch Việt Nam khai thác một cách hiệu quả, tối đa các giá trị kinh tế phát sinh từ việc ứng dụng và phát triển du lịch thông minh, đóng góp ngày càng lớn hơn trong kinh tế số; góp phần phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn theo đúng chủ trương của Đảng và Nhà nước.

Đẩy mạnh phát triển nền tảng số, ứng dụng trong du lịch

Để đạt được các mục tiêu trên, Chương trình sẽ đẩy mạnh phát triển nền tảng số, các ứng dụng trong du lịch. Trong đó, xây dựng hệ sinh thái ứng dụng du lịch thông minh. 

Phát triển, nâng cấp các nền tảng số dùng chung, cốt lõi của ngành du lịch như: Cổng thông tin du lịch đa ngôn ngữ, hệ thống cơ sở dữ liệu ngành du lịch, hệ thống báo cáo thống kê từ Trung ương đến địa phương, ứng dụng du lịch “Du lịch Việt Nam - Vietnam Travel”.

Phát triển các ứng dụng đa ngôn ngữ, đa tiện ích cho khách du lịch (tìm kiếm và chia sẻ thông tin, đặt phòng, đặt vé, hướng dẫn ảo, bản đồ số…), và các ứng dụng quản lý hiệu quả cho doanh nghiệp (quản lý khách sạn, tour, phân tích dữ liệu khách du lịch).

Thúc đẩy hoàn thành nền tảng số quốc gia Quản trị và kinh doanh du lịch, công bố và đẩy mạnh ứng dụng trong thực tế. Các ứng dụng hỗ trợ các khu du lịch, điểm du lịch: Hệ thống vé điện tử “Trực tuyến - liên thông - đa phương thức”, hệ thống thuyết minh đa phương tiện (Multi-media Guide), thẻ du lịch thông minh…

Quảng bá các sản phẩm, ứng dụng của du lịch thông minh

Ngoài ra, Chương trình cũng đẩy mạnh phát triển hệ thống dữ liệu số ngành du lịch, cập nhật thông tin, dữ liệu trong hệ thống cơ sở dữ liệu ngành du lịch (hướng dẫn viên du lịch, doanh nghiệp lữ hành; thúc đẩy phát triển cơ sở dữ liệu về cơ sở lưu trú du lịch, cơ sở kinh doanh các dịch vụ du lịch khác, khu, điểm du lịch, thống kê du lịch) trên cơ sở ứng dụng công nghệ mới nhằm phục vụ công tác quản lý nhà nước về du lịch, góp phần quảng bá xúc tiến du lịch.

Quảng bá các sản phẩm, ứng dụng của du lịch thông minh; truyền tải thông tin về vai trò, chức năng và giá trị cốt lõi của từng sản phẩm số trong hệ sinh thái du lịch, giúp các chủ thể liên quan hiểu rõ lợi ích. 

Đồng thời, xây dựng chiến lược truyền thông đa kênh, phát triển nội dung hấp dẫn, hình thành cộng đồng du lịch số nhằm tăng cường mức độ tương tác với người dùng, góp phần phân định rõ đặc điểm của từng nền tảng, tạo điều kiện để người dùng dễ dàng lựa chọn và sử dụng đúng mục đích; nhấn mạnh tính liên kết, bổ trợ lẫn nhau giữa các sản phẩm, là cơ sở kiến tạo một chu trình trải nghiệm số liền mạch, hiệu quả.

Minh Hiển