• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Vì sao bán nhà ở xã hội phải nộp lại tiền sử dụng đất?

(Chinhphu.vn) – Qua Hệ thống tiếp nhận, trả lời phản ánh, kiến nghị của người dân, ông Hà Trọng Bình (Hà Nội) kiến nghị về bất hợp lý trong quy định nộp lại tiền sử dụng đất khi thực hiện giao dịch mua bán nhà ở xã hội và đề nghị cơ quan chức năng xem xét, điều chỉnh.

07/12/2017 08:02

Theo phản ánh của ông Hà Trọng Bình, các toà nhà A, D tại Khu đô thị Đặng Xá là nhà ở xã hội, đã đủ thời gian 5 năm để được bán lại theo quy định của pháp luật, nhưng khi bán lại thì phải nộp lại tiền sử dụng đất 50%.

Ông Bình đang thực hiện giao dịch nhà ở xã hội và cũng thuộc đối tượng phải nộp tiền sử dụng đất, tuy nhiên, ông nhận thấy tiền sử dụng đất này phải nộp khá cao, lên đến 1,2 triệu đồng/m2, cộng với các thuế khác, đó là một khoản tiền khá lớn đối với các gia đình thuộc diện thu nhập thấp.

Theo ý kiến của ông Bình, đây là chính sách hỗ trợ của Nhà nước, do vậy, không nên yêu cầu nộp lại tiền sử dụng đất đối với những người đã được hỗ trợ mua nhà ở xã hội.

Qua Hệ thống tiếp nhận, trả lời phản ánh, kiến nghị của người dân, ông Bình đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét lại chính sách này.

Bộ Xây dựng trả lời vấn đề này như sau:

Nhằm tạo điều kiện hỗ trợ nhà ở cho các đối tượng người nghèo, người có thu nhập thấp, khó khăn về nhà ở không đủ khả năng về tài chính để mua, thuê nhà ở theo cơ chế thị trường, pháp luật về nhà ở xã hội (Luật Nhà ở 2014, Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngay 20/10/2015 của Chính phủ) đã quy định nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ về nhà ở cho người có thu nhập thấp.

Theo đó, dự án phát triển nhà ở xã hội dành cho các đối tượng có thu nhập thấp được miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất và các ưu đãi có liên quan đến việc đầu tư xây dựng dự án đó (Điều 58 Luật Nhà ở). Các khoản ưu đãi này của Nhà nước không được tính vào giá bán, giá cho thuê, giá cho thuê mua nhà ở xã hội (Khoản 1, Điều 61 của Luật Nhà ở).

Mục tiêu của chính sách nhà ở xã hội là hỗ trợ người nghèo, người thu nhập thấp có nhà ở, do vậy tại Khoản 5, Điều 62 Luật Nhà ở 2014 đã quy định: Khi đủ điều kiện bán lại nhà ở xã hội đã mua, nếu người đã mua tiếp tục ở, hoặc bán lại cho đối tượng khác cũng thuộc diện được mua nhà ở xã hội theo quy định thì Nhà nước không điều tiết lại tiền sử dụng đất.

Tuy nhiên, đối với trường hợp người được mua nhà ở xã hội không còn nhu cầu sở hữu mà bán lại nhà ở xã hội đó theo cơ chế thị trường (cho các đối tượng không thuộc diện được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội) thì Nhà nước cần phải điều tiết lại tiền sử dụng đất, theo đó nếu bán lại căn hộ chung cư thì phải nộp lại 50% giá trị tiền sử dụng đất (Khoản 4, Điều 19 Nghị định số 100/2015/NĐ-CP). Đây cũng là cơ chế điều tiết đã được áp dụng tại một số quốc gia trên thế giới khi thực hiện chính sách nhà ở xã hội.

Quy định nêu trên của pháp luật là nhằm bảo đảm các ưu đãi của Nhà nước đến đúng các đối tượng chính sách được hưởng; bảo đảm công bằng giữa người nghèo, người thu nhập thấp chưa được mua nhà ở xã hội với người đã được mua nhà ở xã hội nhưng không còn nhu cầu sử dụng, bán lại theo giá thị trường.

Chinhphu.vn