• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Vợ kế có quyền hưởng thừa kế?

(Chinhphu.vn) - Theo phản ánh của bà Trịnh Ngọc Linh (Hải Phòng), sau khi mẹ bà chết, cha bà đã lấy vợ kế (có đăng ký kết hôn). Cha bà có viết di chúc, trong di chúc ông không nhắc đến việc chia tài sản cho vợ kế mà chỉ chia cho các con đẻ. Bà Linh hỏi, khi cha bà chết thì theo pháp luật người vợ kế của cha bà có được hưởng tài sản gì không?

25/01/2014 11:02

Luật sư Trần Văn Toàn, Văn phòng luật sư Khánh Hưng - Đoàn luật sư Hà Nội giải đáp bà Linh như sau:

Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.

Điều 669 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định, những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc như sau:

Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó, trừ khi họ là những người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 642 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 643 của Bộ luật này:

- Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng

- Con đã thành niên mà không có khả năng lao động

Ví dụ : Ông A lập di chúc để thừa kế tài sản trị giá 1.200.000.000 đồng cho 2 người con, còn người vợ không được ông cho hưởng.

Tại thời điểm mở thừa kế, hàng thừa kế thứ nhất của ông A có 3 người gồm vợ và 2 người con. Nếu di sản được chia theo pháp luật thì 3 người thừa kế  này được hưởng phần ngang nhau, mỗi người là 400.000.000 đồng.

Nhưng do ông A có di chúc chỉ định người hưởng di sản là 2 người con, người vợ ông không được ông cho hưởng, nên phải áp dụng quy định tại Điều 669 Bộ luật Dân sự để đảm bảo quyền lợi của người vợ, theo đó người vợ ông A vẫn được hưởng di sản bằng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật là 400.000.000 đồng  x 2/3  = 266.666.666 đồng.

Cụ thể trường hợp bà Trịnh Ngọc Linh hỏi, mặc dù người vợ kế (có đăng ký kết hôn hợp pháp) của cha bà không được cha bà lập di chúc cho hưởng di sản, nhưng theo quy định viện dẫn nêu trên, người vợ kế của cha bà vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật.

Nếu anh chị em bà Linh không muốn chia thừa kế cho người vợ kế của cha là trái với quy định của pháp luật về thừa kế, có thể làm phát sinh tranh chấp thừa kế.

Luật sư Trần Văn Toàn

VPLS Khánh Hưng – Đoàn luật sư Hà Nội

* Thông tin chuyên mục có giá trị tham khảo với người đọc, không dùng làm tài liệu trong tố tụng pháp luật.