• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Vừa có thẻ BHYT bắt buộc vừa có thẻ tự nguyện được không?

(Chinhphu.vn) – Bố đẻ của bà Lê Thị Thanh Thúy (TPHCM) năm nay 46 tuổi, hiện có 1 thẻ BHYT bắt buộc và 1 thẻ BHYT tự nguyện theo hộ gia đình tại Bệnh viện đa khoa Thống Nhất, Đồng Nai, hiện đang chữa bệnh dịch vụ tại Bệnh viện Bình Dân, TPHCM.

04/10/2017 07:02

Bà Thúy hỏi, khi đem hóa đơn chứng từ về BHXH huyện Thống Nhất có được thanh toán một phần chi phí không? Trên thẻ BHYT ghi không đúng thời điểm tham gia BHYT 5 năm liên tục thì bố bà phải làm gì để đổi lại? Nếu bố bà bỏ bớt đi 1 cái có bị mất quyền lợi gì không? Khi khám chữa bệnh trái tuyến chi phí cao khoảng 30 đến 40 triệu đồng cho 1 lần điều trị thì BHYT chi trả như thế nào?

Về vấn đề này, BHXH TPHCM trả lời như sau:

Điều 16 của Luật BHYT quy định: Mỗi người chỉ được cấp 1 thẻ BHYT và theo thứ tự đối tượng tham gia BHYT thì thẻ BHYT theo hộ gia đình có thứ tự sau các loại hình tham gia BHYT bắt buộc do đó bố của bà cần liên lạc với BHXH quận, huyện nơi bố của bà tham gia BHYT hộ gia đình để trả lại thẻ BHYT. Quyền lợi khám chữa bệnh của thẻ BHYT bắt buộc và thẻ BHYT hộ gia đình là như nhau.

Trường hợp bố của bà đã tham gia BHYT trên 5 năm nhưng trên thẻ BHYT bắt buộc ghi chưa đúng thời điểm tham gia BHYT đủ 5 năm thì bố của bà liên hệ với BHXH nơi cơ quan bố của bà tham gia BHYT để được điều chỉnh và cấp lại thẻ BHYT.

Trường hợp bố của bà điều trị bệnh ngoại trú tại bệnh viện Bình Dân mà không có giấy chuyển tuyến khám chữa bệnh thì sẽ không được hưởng quyền lợi khám chữa bệnh BHYT. Trong trường hợp nằm viện mà không có giấy chuyển tuyến, không phải trường hợp cấp cứu thì bố của bà sẽ được hưởng 60% chi phí khám chữa bệnh BHYT nhân mức quyền lợi được hưởng.

Bà Thúy có thể nộp hồ sơ bao gồm: Giấy đề nghị thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT lập theo mẫu do BHXH Việt Nam ban hành (bảng kê 50 trên trang web của BHXH TP.HCM); Thẻ BHYT và giấy tờ tùy thân có ảnh hợp lệ; Bản chính các chứng từ hợp lệ (hóa đơn mua thuốc, hóa đơn thu viện phí và các chứng từ có liên quan) đến cơ quan BHXH nơi bố của bà tham gia BHYT để được hướng dẫn làm hồ sơ thanh toán lại.

 Chinhphu.vn