Tải ứng dụng:
BÁO ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ
Ông Hùng đề nghị sửa đổi Khoản 17 Điều 117 dự thảo Nghị định thành: "Đối với nhà thầu liên danh, trường hợp có thành viên liên danh vi phạm hợp đồng (chậm tiến độ) chủ đầu tư có quyền điều chỉnh khối lượng giữa các thành viên liên danh để khắc phục vi phạm... Hành vi này của chủ đầu tư không bị coi là chuyển nhượng thầu. Trường hợp sau điều chỉnh, liên danh đã khắc phục được việc chậm tiến độ thì không tịch thu bảo đảm dự thầu của nhà thầu chậm tiến độ để nộp ngân sách mà dùng khoản tiền này để bù chi phí trượt giá cho nhà thầu mới".
Bộ Kế hoạch và Đầu tư trả lời vấn đề này như sau:
Đối với đề xuất bỏ nội dung báo cáo người có thẩm quyền quy định tại các Khoản 16, 17 Điều 117 của dự thảo Nghị định: Theo quy định tại Điểm a Khoản 8 Điều 77 Luật Đấu thầu năm 2023, người có thẩm quyền có ý kiến đối với việc xử lý tình huống trong trường hợp phức tạp theo đề nghị của chủ đầu tư quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 88 Luật Đấu thầu.
Theo đó, trường hợp nhà thầu thực hiện gói thầu vi phạm hợp đồng, không còn năng lực để tiếp tục thực hiện hợp đồng, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiến độ, chất lượng, hiệu quả của gói thầu hoặc trường hợp cần đẩy nhanh tiến độ thực hiện gói thầu so với hợp đồng ký kết thì việc chủ đầu tư báo cáo người có thẩm quyền xem xét có ý kiến về các phương án xử lý như quy định tại Dự thảo Nghị định là phù hợp với quy định nêu trên, đồng thời bảo đảm sự chặt chẽ trong việc quản lý, thực hiện gói thầu, hạn chế tình trạng việc các bên lợi dụng để thực hiện hành vi chuyển nhượng thầu đồng thời có tính răn đe để các nhà thầu có trách nhiệm đối với phần công việc mình đảm nhận.
Đối với đề xuất sửa đổi Khoản 17 Điều 117 Dự thảo Nghị định: Quy định này áp dụng đối với trường hợp dự án, gói thầu cần đẩy nhanh tiến độ so với hợp đồng đã ký kết mà không phải trường hợp nhà thầu vi phạm hợp đồng (chậm tiến độ so với hợp đồng đã ký). Do vậy, việc đề xuất bổ sung quy định không tịch thu bảo đảm dự thầu với nhà thầu là không phù hợp.
Chinhphu.vn