• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Xe đưa đón học sinh có phải đăng ký kinh doanh vận tải?

(Chinhphu.vn) – Bà Nguyễn Thị Khuyên (Hà Nội) xây dựng một trường mầm non, đã đi vào hoạt động từ tháng 8/2020. Trường có sở hữu một chiếc xe ô tô 16 chỗ dùng để đưa, đón học sinh (không cố định). Bà Khuyên hỏi, trường của bà có cần phải xin giấy phép gì khi sử dụng xe để đưa đón học sinh không?

30/10/2020 09:02

Về vấn đề này, Bộ Giao thông vận tải trả lời như sau:

- Trường hợp có kinh doanh vận tải bằng xe ô tô: Nếu nhà trường có sở hữu một chiếc xe ô tô 16 chỗ dùng để đưa và đón các cháu học sinh (không cố định hoặc cố định) mà có thu tiền của học sinh thì đây là hoạt động kinh doanh vận tải.

Trong trường hợp này, nhà trường đã tham gia vào hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô (ngành nghề kinh doanh có điều kiện), do đó cần phải chấp hành các quy định hiện hành về ngành nghề này.

Theo đó, nhà trường phải đăng ký kinh doanh và được cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và xe ô tô phải được cấp phù hiệu theo quy định tại Nghị định số 10/2020/NĐ-CP ngày 17/1/2020 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và Thông tư số 12/2020/TT-BGTVT ngày 29/5/2020 của Bộ Giao thông vận tải quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ.

- Trường hợp không kinh doanh vận tải bằng xe ô tô: Nếu nhà trường có sở hữu một chiếc xe ô tô 16 chỗ dùng để đưa và đón các cháu học sinh (không cố định hoặc cố định) mà không thu tiền của học sinh (ví dụ như chở học sinh của chính nhà trường đi thực tế, tham quan, chở giáo viên đi du lịch,… mà không thu tiền) thì đây là hoạt động vận tải nội bộ (không kinh doanh).

Trong trường hợp này, nhà trường không phải thực hiện các quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật nêu tại trường hợp 1. Tuy nhiên, nhà trường sẽ phải thực hiện theo quy định về hoạt động vận tải nội bộ.

Đối với nội dung quy định “Về quản lý hoạt động vận tải nội bộ bằng xe ô tô”, Bộ Giao thông vận tải đang thực hiện theo quy định tại Khoản 10 Điều 23 Nghị định số 10/2020/NĐ-CP. Vì vậy, đối với quản lý hoạt động vận tải nội bộ bằng xe ô tô (không kinh doanh vận tải), sẽ triển khai khi có quy định mới.

Chinhphu.vn