• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

6 đội thi Hòa giải viên giỏi khu vực miền Bắc vào chung kết toàn quốc

(Chinhphu.vn) - Chiều 15/9, sau 2 ngày thi sôi nổi, Hội thi Hòa giải viên giỏi toàn quốc lần thứ IV khu vực miền Bắc do Hội đồng phối hợp PBGDPL Trung ương tổ chức tại Hải Phòng đã chọn được 6 đội thi đến từ các tỉnh Hà Tĩnh, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Thái Nguyên, Ninh Bình, Hải Phòng đã được lựa chọn để bước vào vòng chung kết toàn quốc.

15/09/2023 18:11
6 đội thi Hòa giải viên giỏi khu vực miền Bắc vào chung kết toàn quốc - Ảnh 1.

Phó Chủ tịch Hội đồng Phối hợp Phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương Nguyễn Thanh Tịnh trao Giải Nhất cho đội Hòa giải viên tỉnh Hà Tĩnh - Ảnh: VGP

Tham dự Lễ trao giải kết quả Hội thi có Phó Chủ tịch Hội đồng PBGDPL Trung ương, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh, Trưởng ban tổ chức Hội thi Hoà giải viên giỏi toàn quốc lần thứ IV; Phó Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trương Thị Ngọc Ánh, Uỷ viên Hội đồng phối hợp PBGDPL Trung ương, Phó trưởng ban tổ chức cuộc thi. Về phía TP. Hải Phòng có sự tham dự của ông Hoàng Minh Cường, Phó chủ tịch UBND TP. Hải Phòng.

Theo Ban tổ chức, sau 02 ngày thi đấu, giải Nhất thuộc về đội hòa giải của Hà Tĩnh (Giải thưởng 20 triệu đồng); 2 đội giành giải Nhì đến từ tình Vĩnh Phúc, TP Hà Nội (Giải thưởng 15 triệu đồng); 3 đội giành giải Ba gồm: Thái Nguyên, Ninh Bình, Hải Phòng (Giải thưởng 8 triệu đồng); 8 đội đạt giải Khuyến khích gồm: Sơn La, Lào Cai, Tuyên Quang, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nam, Phú Thọ, Hưng Yên.

Dựa trên kết quả thi đấu thực tế, Ban tổ chức đã quyết định trao thêm các giải thưởng phụ gồm: Đội thi đạt giải phong cách: Lai Châu, Điện Biên, Cao Bằng; Đội thi có kiến thức pháp luật tốt: Nam Định, Hải Dương, Hoà Bình; Đội thi có kinh nghiệm hay trong công tác hoà giải ở cơ sở: Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thái Bình, Hà Giang. Mỗi đội đạt giải thưởng được tặng giấy chứng nhận và phần thưởng của Ban Tổ chức Hội thi.

Ban tổ chức có trao thưởng thêm cho các giải thưởng như Giải Hoà giải viên cao tuổi nhất thuộc về thí sinh Phạm Ngọc Toản (tỉnh Sơn La); Hoà giải viên trẻ tuổi nhất là thí sinh Hà Thuỳ Trang (Lạng Sơn); Hoà giải viên là cán bộ mặt trận cơ sở xuất sắc nhất được trao cho thí sinh Bùi Nguyên Lượng (Sơn La); các thí sinh của tỉnh Phú Thọ được trao giải Đội có phần thi giới thiệu ấn tượng nhất; danh hiệu Đội có phần thi tiểu phẩm hấp dẫn nhất được trao cho đội thi của Yên Bái; đội thi có phần xử lý Hoà giải khéo xuất sắc nhất là đội thi của tính Bắc Kạn.

6 đội thi Hòa giải viên giỏi khu vực miền Bắc vào chung kết toàn quốc - Ảnh 2.

Phần tham dự Hội thi của đội Hòa giải viên tỉnh Bắc Giang - Ảnh: VGP

Theo dõi Hội thi, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh cho rằng, thành công của Hội thi  là nhờ có sự quan tâm chỉ đạo, lãnh đạo sát sao của Hội đồng phối hợp PBGDPL Trung ương, sự chỉ đạo chặt chẽ của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, sự phối hợp, hỗ trợ, giúp đỡ của các cơ quan, đơn vị, đặc biệt là TP. Hải Phòng. Kết quả tốt đẹp của Hội thi còn thể hiện sự nghiêm túc của các tỉnh, thành phố cùng sự nỗ lực chuẩn bị của Ban Tổ chức, bộ phận giúp việc; nhất là sự cố gắng luyện tập của các Đội thi và sự ủng hộ, cổ vũ nhiệt tình của khán giả góp phần vào sự thành công của Hội thi.

"Hòa giải viên tham dự Hội thi là những người xuất sắc đại diện cho đội ngũ Hòa giải viên khu vực miền Bắc đã tụ hội, giao lưu và học hỏi, phát huy tinh thần sáng tạo, trách nhiệm, đoàn kết, ý chí quyết tâm", ông Nguyễn Thanh Tịnh nhìn nhận.

Đánh giá chung về chất lượng cuộc thi vòng loại miền Bắc, Phó Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp) Phan Hồng Nguyên cho rằng, chất lượng các phần thi tốt hơn so với các Hội thi trước đây. Một số đội thi đã lồng ghép nội dung pháp luật, truyền thông về công tác hòa giải qua loại hình nghệ thuật mang tính đặc thù của địa phương như: thơ, ca, bài hát. Nhiều đội thi đã hoàn thành xuất sắc, chất lượng các phần thi

Lần đầu tiên Hội thi đã ứng dụng công nghệ thông tin trong phục vụ phần thi thông qua sử dụng thiết bị điện tử để lựa chọn phương án trả lời đúng trong phần thi trắc nghiệm. Bên cạnh đó, các hoà giải viên dự thi rất tâm huyết, nhiệt tình, tự tin tham gia Hội thi. Các tiết mục dự thi được dàn dựng công phu, tập luyện kỹ lưỡng, kiến thức vững chắc. Các đội đã xây dựng các video, clip hình ảnh minh hoạt cho phần thi giới thiệu, tiểu phẩm làm cho phần thi sinh động, hấp dẫn. Trang phục đẹp, mang tính đặc trưng về dân tộc; đạo cụ đặc sắc.

6 đội thi Hòa giải viên giỏi khu vực miền Bắc vào chung kết toàn quốc - Ảnh 3.

Một tiết mục tham gia ấn tượng của đội thi tỉnh Sơn La - Ảnh: VGP

Trao đổi với Báo điện tử Chính phủ, TS. Hoàng Xuân Châu, Hiệu trưởng trường Cao đẳng Luật miền Bắc, Thành viên Ban Giám khảo cuộc thi nhìn nhận, công tác chuẩn bị được thực hiện nghiêm túc, bài bản và chuyên nghiệp. Cuộc thi được diễn ra đúng kế hoạch, đạt được mục tiêu đề ra, đặc biệt là không khí vừa nghiêm túc, vừa sôi động đã góp phần không nhỏ giúp cho các hòa giải viên nâng cao năng lực và nhiệt huyết của mình trong công việc.

Chương trình được bố trí hợp lý, các phương tiện kỹ thuật hiện đại, công nghệ thông tin được sử dụng hiệu quả, tạo thuận lợi cho các đội thi thể hiện hết năng lực của mình. Ban Giám khảo làm việc công tâm, đánh giá khách quan chất lượng của từng phần thi và đề xuất Ban Tổ chức trao giải thưởng xứng đáng cho các đội thi.

Theo TS. Hoàng Xuân Châu, các đội thi chuẩn bị rất công phu, nghiêm túc, tham gia cuộc thi với tinh thần giao lưu, học hỏi kinh nghiệm để nâng cao hiệu quả trong công việc hòa giải; nội dung các tiết mục bám sát thực tiễn hòa giải tại các địa phương; các hòa giải viên thể hiện tốt hiểu biết, kỹ năng và đặc biệt là tình yêu đối với công việc mà mình đang thực hiện; nhiều loại hình nghệ thuật khác nhau (hát, múa, kịch,…) được sử dụng một cách đa dạng, đặc biệt là các loại hình nghệ thuật dân gian, đặc trưng cho từng vùng, miền, địa phương; hầu hết các tiết mục được đầu tư kỹ lưỡng, sử dụng tốt hiệu ứng âm thanh, hình ảnh để truyền tải thông điệp; các cổ động viên nhiệt tình ủng hộ, hâm nóng không khí của cuộc thi.

Tâm huyết với công tác hoà giải ở cơ sở, chị Vương Thị Trang (đội thi Bắc Ninh) bày tỏ: Đội thi của chúng tôi đã mang hết tinh thần, hiểu biết về pháp luật để tham dự sân chơi này. Cuộc thi là nguồn động viên tinh thần lớn với các cán bộ làm công tác Tư pháp cả nước. Qua đây, chúng tôi đã tích luỹ cho bản thân nhiều kinh nghiệm, tố chất để giải quyết công tác hoà giải thường lệ.

Về công tác tổ chức, thay mặt các hoà giải viên tham dự cuộc thi, ông Bùi Tiến Dũng (đội thi Hoà Bình) chia sẻ: Cách đón tiếp của TP Hải Phòng rất nhiệt tình, chu đáo quy mô tổ chức hoành tráng. Tôi cảm thấy mình khá may mắn khi được tham dự Hội thi lần này, có cơ hội được tham quan các danh lam, thắng cảnh của TP Hoa Phượng đỏ.

Lê Sơn