• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Thời hạn giấy phép hoạt động của nhà thầu nước ngoài

(Chinhphu.vn) - Thời gian hiệu lực của giấy phép hoạt động xây dựng là thời gian thực hiện công việc theo kết quả đấu thầu hoặc quyết định chọn thầu hoặc hợp đồng giao nhận thầu hợp pháp.

12/07/2018 09:02

Đối tác của Công ty TNHH KBL Việt Nam là pháp nhân nước ngoài, chuyên thi công các dự án xây dựng, sắp tới sẽ ký kết hợp đồng thầu xây dựng với chủ đầu tư tại Việt Nam. Nội dung của hợp đồng thầu bao gồm hai phần: Phần thi công dự án – kéo dài 2 năm và phần bảo trì, bảo dưỡng hạng mục thi công – kéo dài 5 năm.

Để nhà thầu nước ngoài này có thể tiến hành thi công tại Việt Nam, nhà thầu sẽ thành lập văn phòng điều hành dự án (PMO) và xin cấp giấy phép hoạt động xây dựng của nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam.

Thực tế, nội dung trên giấy phép hoạt động xây dựng của nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam và quy định về văn phòng điều hành dự án của nhà thầu nước ngoài không thể hiện hiệu lực thời gian hoạt động của hai hạng mục này.

Bên cạnh đó, theo Khoản, 3 Điều 79 Nghị định 59/2015/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng quy định thời hạn cấp giấy phép hoạt động xây dựng:

“3. Giấy phép hoạt động xây dựng hết hiệu lực trong các trường hợp sau:

a) Hợp đồng thầu đã hoàn thành và được thanh lý;

b) Hợp đồng không còn hiệu lực khi nhà thầu nước ngoài bị đình chỉ hoạt động, giải thể, phá sản hoặc vì các lý do khác theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước mà nhà thầu có quốc tịch”.

Vì thời gian cam kết hạng mục bảo trì, bảo dưỡng kéo dài khá lâu, có thể một năm chỉ tiến hành một đến hai lần hoặc chỉ khi nào bên chủ đầu tư có yêu cầu thì bên nhà thầu nước ngoài sẽ sang kiểm tra và tiến hành bảo trì.

Qua Hệ thống Tiếp nhận, trả lời kiến nghị của doanh nghiệp, Công ty TNHH KBL Việt Nam đề nghị giải đáp, giấy phép hoạt động xây dựng của nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam và văn phòng điều hành dự án có giá trị hiệu lực duy trì hoạt động trong 7 năm hay chỉ có hiệu lực trong vòng 2 năm thi công?

Bộ Xây dựng trả lời vấn đề này như sau:

Luật Xây dựng năm 2014, Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng không quy định thời gian hiệu lực của giấy phép hoạt động xây dựng của nhà thầu nước ngoài hoạt động xây dựng tại Việt Nam. Một trong các điều kiện để được cấp giấy phép hoạt động xây dựng là kết quả đấu thầu hoặc quyết định chọn thầu hoặc hợp đồng giao nhận thầu hợp pháp.

Do đó, thời gian hiệu lực của giấy phép hoạt động xây dựng là thời gian thực hiện công việc theo kết quả đấu thầu hoặc quyết định chọn thầu hoặc hợp đồng giao nhận thầu hợp pháp.

Ngoài ra, theo quy định tại Điểm a, Khoản 3, Điều 73 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP nêu trên thì giấy phép hoạt động xây dựng hết hiệu lực khi hợp đồng thầu đã hoàn thành và được thanh lý.

Do đó, nội dung hợp đồng thầu bao gồm hai phần việc là phần thi công dự án (2 năm) và phần bảo trì, bảo dưỡng hạng mục thi công (5 năm) thì thời gian hiệu lực của giấy phép hoạt động xây dựng của nhà thầu nước ngoài hoạt động xây dựng tại Việt Nam là 7 năm trừ trường hợp nhà thầu vi phạm các quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước mà nhà thầu có quốc tịch.

Chinhphu.vn