• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Ai trả phí giám định y khoa cho người bị tai nạn lao động?

(Chinhphu.vn) – Công ty của ông Nguyễn Thanh Hải (TP. Hồ Chí Minh) tổ chức diễn tập phòng cháy, chữa cháy và yêu cầu một số nhân viên tham gia. Trong buổi diễn tập, một nhân viên bị ngã, gãy 2 chân. Nhân viên này có hợp đồng lao động và đóng BHXH bắt buộc.

21/05/2016 10:02

Sau khi điều trị xong, nhân viên yêu cầu công ty giám định y khoa để xác định tỷ lệ thương tật, nhưng phía công ty thông báo, chi phí giám định do nhân viên tự chi trả. Nhân viên này cho rằng chi phí giám định phải do công ty chi trả.

Ông Hải hỏi, trong trường hợp này ai sẽ có trách nhiệm chi trả chi phí giám định?

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trả lời vấn đề này như sau:

Khoản 1, Điều 144 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: “Phải thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do BHYT chi trả đối với người lao động tham gia BHYT và thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động tham gia BHYT”.

Khoản 3, Điều 144 Bộ luật Lao động quy định, người sử dụng lao động phải “Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Điều 145 của Bộ luật này”.

Khoản 1, Điều 5 Thông tư số 07/2010/TT-BYT ngày 5/4/2010 hướng dẫn việc giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với người lao động tham gia BHXH bắt buộc thì, “hồ sơ giám định thương tật lần đầu do tai nạn lao động có giấy giới thiệu của người sử dụng lao động theo mẫu kèm theo Thông tư”.

Theo quy định đối tượng nộp phí tại Điều 1, Thông tư số 93/2012/TT-BTC ngày 5/6/2012 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí giám định y khoa, “Người có yêu cầu giám định y khoa phải nộp phí giám định y khoa cho cơ sở thực hiện giám định y khoa theo quy định tại Thông tư này”.

Việc người lao động phải đi giám định y khoa để xác định tỷ lệ thương tật là chuỗi hoạt động từ khi sơ cấp cứu, đến khi điều trị ổn định và người sử dụng lao động có trách nhiệm giới thiệu người lao động đi giám định y khoa để xác định tỷ lệ thương tật để làm căn cứ thực hiện chế độ bồi thường hoặc trợ cấp cho người lao động.

Do vậy, theo quy định hiện hành, người sử dụng lao động phải chi trả chi phí giám định y khoa để xác định tỷ lệ thương tật lần đầu cho người lao động bị tai nạn lao động.

Chinhphu.vn