• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Căn cứ lập đơn giá dự thầu

(Chinhphu.vn) – Nhà thầu có thể căn cứ vào lợi thế, chiến lược kinh doanh, chiến lược cạnh tranh trong đấu thầu để lập đơn giá dự thầu; đơn giá dự thầu có thể cao hoặc thấp hơn đơn giá do Nhà nước quy định hoặc đơn giá được phê duyệt trong dự toán.

29/05/2018 10:02

Ông Đinh Minh Tám (Quảng Bình) đề nghị cơ quan chức năng hướng dẫn tình huống đấu thầu sau: Hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh; hình thức chỉ định thầu. Hạng mục A, khi phê duyệt báo cáo kinh tế - kỹ thuật định mức áp dụng đúng. Khi dự thầu, nhà thầu áp dụng định mức khác làm cho giá tổng hợp chào thầu cao hơn giá dự toán đã được duyệt.

Tuy nhiên, giá chỉ định thầu không vượt giá gói thầu đã được phê duyệt. Kiểm toán Nhà nước yêu cầu chủ đầu tư nộp lại khoản tiền chênh lệnh giữa giá dự thầu và giá dự toán phê duyệt.

Ông Tám hỏi, đơn vị kiểm toán yêu cầu như vậy đúng hay sai? Nếu đúng thì quy định tại văn bản nào?

Theo Điều 33 Nghị định số 32/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định quyền và nghĩa vụ của nhà thầu thi công xây dựng: “1. Nhà thầu thi công xây dựng có các quyền sau đây:

a) Quyết định định mức xây dựng, giá xây dựng và các chi phí khác có liên quan khi xác định giá dự thầu để tham gia đấu thầu".

Ông Tám hỏi, việc quyết định định mức xây dựng, giá xây dựng... được hiểu là gì?

Về vấn đề này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có ý kiến như sau:

Tại Điểm a, Khoản 1, Điều 62 Luật Đấu thầu quy định, hợp đồng trọn gói là hợp đồng có giá cố định trong suốt thời gian thực hiện đối với toàn bộ nội dung công việc trong hợp đồng.

Việc thanh toán đối với hợp đồng trọn gói được thực hiện nhiều lần trong quá trình thực hiện hoặc thanh toán một lần khi hoàn thành hợp đồng. Tổng số tiền mà nhà thầu được thanh toán cho đến khi hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng bằng đúng giá ghi trong hợp đồng.

Đối với trường hợp của ông Tám, trường hợp gói thầu xây lắp công trình được thực hiện theo loại hợp đồng trọn gói thì việc thanh toán hợp đồng phải tuân thủ theo quy định nêu trên.

Trường hợp nhà thầu đã thực hiện toàn bộ khối lượng công việc, đáp ứng về kỹ thuật, chất lượng và các điều khoản khác trong hợp đồng thì chủ đầu tư phải thanh toán cho nhà thầu đầy đủ số tiền bằng đúng giá ghi trong hợp đồng.

Khi tham dự thầu, nhà thầu có thể căn cứ vào lợi thế, chiến lược kinh doanh, chiến lược cạnh tranh trong đấu thầu để lập đơn giá dự thầu; đơn giá dự thầu của nhà thầu có thể cao hoặc thấp hơn đơn giá do Nhà nước quy định hoặc đơn giá được phê duyệt trong dự toán.

Chinhphu.vn