• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ngày 6/7/2025

(Chinhphu.vn) - Văn phòng Chính phủ vừa có Thông cáo báo chí chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ngày 6/7/2025.

06/07/2025 20:29
Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ngày 6/7/2025- Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Triển khai thực hiện Quyết định số 1244/2025/QĐ-CTN ngày 3/7/2025 của Chủ tịch nước về đặc xá năm 2025 (đợt 2) 

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình - Chủ tịch Hội đồng tư vấn đặc xá vừa ký Hướng dẫn 94/HD-HĐTVĐX về việc triển khai thực hiện Quyết định số 1244/2025/QĐ-CTN ngày 3/7/2025 của Chủ tịch nước về đặc xá năm 2025 (đợt 2).

Đối tượng xét đặc xá

Theo hướng dẫn, đối tượng xét đặc xá gồm:

1- Người bị kết án phạt tù có thời hạn, tù chung thân đã được giảm xuống tù có thời hạn đang chấp hành án phạt tù tại trại giam, trại tạm giam (phạm nhân).

2- Người đang được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù.

Điều kiện được đề nghị đặc xá

Hội đồng tư vấn đặc xá hướng dẫn về một số quy định tại Điều 3 Quyết định về đặc xá năm 2025 (đợt 2) như sau:

1- Quy định tại điểm a khoản 1 Điều 3 Quyết định về đặc xá năm 2025 (đợt 2) là quy định tại điểm b khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự và khoản 1 Điều 4 Nghị định số 52/2019/NĐ-CP ngày 14 tháng 6 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đặc xá.

Theo quy định tại điểm c, điểm e khoản 1 Điều 18 Nghị định số 118/2024/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2024 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi hành án hình sự thì xếp loại chấp hành án phạt tù quý II vào ngày cuối cùng của tháng 5. Do đó, tính đến thời điểm các trại giam, trại tạm giam họp xét, đề nghị đặc xá, phạm nhân phải có các quý đã đủ thời gian xếp loại được xếp loại khá hoặc tốt đối với từng mức án và thời gian tiếp theo từ ngày 01 tháng 6 đến ngày Hội đồng họp xét, đề nghị đặc xá của trại giam, trại tạm giam được nhận xét, đánh giá kết quả chấp hành án phạt tù khá hoặc tốt.

Đối với phạm nhân được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù hoặc bị áp dụng biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh đã trở lại trại giam, trại tạm giam, để tiếp tục chấp hành án, ngoài các quý đã đủ thời gian xếp loại đối với từng mức án trong thời gian chấp hành án phạt tù được xếp loại khá hoặc tốt còn phải được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú, đơn vị quân đội được giao quản lý trong thời gian được tạm đình chỉ hoặc cơ sở y tế điều trị trong thời gian bị áp dụng biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh xác nhận là trong thời gian được tạm đình chỉ hoặc bị áp dụng biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh đã chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật.

2- Thời gian đã chấp hành án phạt tù là thời gian bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành án phạt tù trong trại giam, trại tạm giam không kể thời gian được tại ngoại, được hoãn, tạm đình chỉ và thời gian được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù. Thời gian bị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án cũng được tính vào thời gian đã chấp hành án phạt tù.

Thời gian được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù được tính để trừ vào phần thời hạn chấp hành án phạt tù còn lại.

Ví dụ: Nguyễn Văn A bị kết án 12 năm tù, bị bắt ngày 31 tháng 8 năm 2016, tính đến ngày 31 tháng 8 năm 2025, Nguyễn Văn A đã thực sự chấp hành được 9 năm, đã được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù 03 lần, tổng cộng là 02 năm, thì thời hạn chấp hành án phạt tù còn lại là 01 năm.

3- Đối với quy định về thực hiện hình phạt bổ sung là phạt tiền, nộp án phí, thi hành nghĩa vụ trả lại tài sản, bồi thường thiệt hại, nghĩa vụ dân sự khác

a) Phạm nhân hoặc người đang được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù chưa thực hiện xong hình phạt bổ sung là phạt tiền hoặc nộp án phí nhưng được Toà án quyết định miễn hình phạt tiền, miễn nộp án phí thì cũng đủ điều kiện quy định tại điểm c khoản 1 Điều 3 Quyết định về đặc xá năm 2025 (đợt 2).

b) Phạm nhân hoặc người đang được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù đã thi hành xong nghĩa vụ trả lại tài sản, bồi thường thiệt hại, nghĩa vụ dân sự khác quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 3 Quyết định về đặc xá năm 2025 (đợt 2) là một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định số 52/2019/NĐ-CP. Ngoài ra, một số trường hợp sau cũng được coi là đã thi hành xong bồi thường thiệt hại, nghĩa vụ dân sự khác:

- Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng thì phải thực hiện xong hoàn toàn nghĩa vụ cấp dưỡng theo bản án, quyết định của Tòa án hoặc đã thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng 01 lần, được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hoặc cơ quan thi hành án dân sự đang thụ lý vụ việc đó xác nhận. Nếu mới thực hiện được một phần nghĩa vụ cấp dưỡng hoặc chưa thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng nhưng có thỏa thuận, xác nhận của đại diện hợp pháp của người bị hại hoặc của người được nhận cấp dưỡng về việc không phải tiếp tục thực hiện hoặc không phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo bản án, quyết định của Tòa án và được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hoặc cơ quan thi hành án dân sự đang thụ lý vụ việc đó xác nhận thì cũng được coi là đã thực hiện xong nghĩa vụ cấp dưỡng.

- Trường hợp khi phạm tội là người dưới 18 tuổi quy định tại điểm d khoản 3 Điều 3 Quyết định về đặc xá năm 2025 (đợt 2) mà trong bản án, quyết định của Tòa án giao trách nhiệm thi hành bồi thường thiệt hại, nghĩa vụ dân sự khác cho bố, mẹ hoặc người đại diện hợp pháp thì phải có tài liệu để chứng minh bố, mẹ hoặc người đại diện hợp pháp đã thi hành xong bồi thường thiệt hại hoặc nghĩa vụ dân sự khác, gồm: Các biên lai, hóa đơn, chứng từ thể hiện việc này hoặc Quyết định đình chỉ thi hành án của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền hoặc văn bản thỏa thuận của người được thi hành án hoặc đại diện hợp pháp của người đó về việc không phải thi hành bồi thường thiệt hại, nghĩa vụ dân sự khác theo bản án, Quyết định của Toà án được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hoặc cơ quan thi hành án dân sự đang thụ lý vụ việc đó xác nhận hoặc các văn bản, tài liệu khác thể hiện việc này.

c) Trường hợp người bị kết án phạt tù đã thi hành được một phần nghĩa vụ trả lại tài sản, bồi thường thiệt hại, nghĩa vụ dân sự khác nhưng do lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn thuộc trường hợp chưa có điều kiện thi hành tiếp phần còn lại theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 3 Quyết định về đặc xá năm 2025 (đợt 2) là trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định số 52/2019/NĐ-CP.

4. Đối với quy định khi được đặc xá không làm ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự tại điểm e khoản 1 Điều 3 Quyết định về đặc xá năm 2025 (đợt 2), cần căn cứ vào các tiêu chí sau đây:

- Nhân thân, hoàn cảnh gia đình của phạm nhân, nguy cơ gây ảnh hưởng đến công tác bảo đảm an ninh, trật tự và đấu tranh phòng, chống tội phạm ở địa phương.

- Gây khiếu kiện đông người, biểu tình, gây rối để các thế lực thù địch lợi dụng, lôi kéo, kích động chống phá chính quyền, xuyên tạc đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

- Gây hoang mang, lo sợ hoặc phẫn nộ trong nhân dân.

- Gây khó khăn trong việc thực hiện đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Sau khi có kết quả họp của Hội đồng xét, đề nghị đặc xá, các trại giam, trại tạm giam gửi danh sách phạm nhân đủ điều kiện được đề nghị đặc xá về Cơ quan Thường trực Hội đồng tư vấn đặc xá để tổng hợp và đề nghị Công an các địa phương xác minh yếu tố ảnh hưởng đến an ninh, trật tự. Căn cứ kết quả xác minh của Công an các địa phương, Cơ quan Thường trực Hội đồng tư vấn đặc xá tổng hợp, đề xuất Hội đồng tư vấn đặc xá xem xét, quyết định tại phiên họp Hội đồng tư vấn đặc xá.

5. Trường hợp đã lập công lớn trong thời gian chấp hành án phạt tù, đang mắc bệnh hiểm nghèo, đang ốm đau thường xuyên mà không tự phục vụ bản thân, có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn và bản thân là lao động duy nhất trong gia đình quy định tại khoản 3 Điều 3 Quyết định về đặc xá năm 2025 (đợt 2) là các trường hợp được quy định tại khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7 Điều 4 Nghị định số 52/2019/NĐ-CP.

Các trường hợp không được đề nghị đặc xá

Để thực hiện đúng quy định tại Điều 4 Quyết định về đặc xá năm 2025 (đợt 2), Hội đồng tư vấn đặc xá hướng dẫn cụ thể một số nội dung như sau:

1- Căn cứ xác định các trường hợp quy định tại khoản 8 Điều 4 Quyết định về đặc xá năm 2025 (đợt 2) là các điểm, khoản, điều trong Bộ luật Hình sự mà Tòa án áp dụng khi quyết định hình phạt.

Đối với trường hợp cướp tài sản có sử dụng vũ khí quy định tại khoản 8 Điều 4 Quyết định về đặc xá năm 2025 (đợt 2), ngoài căn cứ nêu trên còn phải căn cứ vào quy định của các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ có hiệu lực thi hành tại thời điểm người bị kết án phạt tù phạm tội (Pháp lệnh Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ; Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ) để xác định vật mà người phạm tội sử dụng để thực hiện hành vi phạm tội có phải là vũ khí hay không.

2. Căn cứ khẳng định đã sử dụng trái phép các chất ma tuý đối với trường hợp quy định tại khoản 13 Điều 4 Quyết định về đặc xá năm 2025 (đợt 2) là các tài liệu có trong hồ sơ phạm nhân và hồ sơ thi hành quyết định tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù (đối với người đang được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù) như: Bản án; Cáo trạng; các tài liệu của Cơ quan điều tra; kết quả xét nghiệm của cơ quan y tế; bản tự khai của phạm nhân hoặc người đang được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù thừa nhận là đã sử dụng trái phép các chất ma túy có ghi rõ thời gian, số lần đã sử dụng chất ma túy...; phiếu khám sức khỏe của cơ sở giam giữ phạm nhân; các tài liệu khác của cơ sở giam giữ phạm nhân hoặc cơ quan chức năng xác định phạm nhân hoặc người đang được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù đã từng sử dụng trái phép chất ma túy.

Tổ chức tha người được đặc xá vào ngày 01/9/2025

Về thời gian thực hiện, từ ngày 20/7/2025 đến ngày 02/8/2025, các Tổ thẩm định liên ngành đến trực tiếp các đơn vị, địa phương để kiểm tra, thẩm định hồ sơ, danh sách đề nghị xét đặc xá.

Từ ngày 24/7/2025 đến ngày 08/8/2025, Thường trực Hội đồng tư vấn đặc xá tổng hợp hồ sơ, danh sách chuyển đến các thành viên Hội đồng tư vấn đặc xá nghiên cứu, thẩm định.

Từ ngày 08/8/2025 đến ngày 18/8/2025, Thường trực Hội đồng tư vấn đặc xá, Tòa án nhân dân tối cao tổng hợp ý kiến của các thành viên Hội đồng tư vấn đặc xá và chuẩn bị hồ sơ, danh sách người đủ điều kiện đề nghị đặc xá, danh sách người không đủ điều kiện đề nghị đặc xá để trình Hội đồng tư vấn họp xét duyệt.

Từ ngày 24/8/2025 đến ngày 26/8/2025, Hội đồng tư vấn đặc xá họp xét duyệt danh sách đặc xá.

Từ ngày 27/8/2025 đến ngày 28/8/2025, Thường trực Hội đồng tư vấn đặc xá tổng hợp, hoàn chỉnh danh sách đặc xá trình Chủ tịch nước quyết định.

Tổ chức họp báo công bố Quyết định đặc xá của Chủ tịch nước vào ngày 30/8/2025.

Tổ chức tha người được đặc xá theo Quyết định của Chủ tịch nước vào ngày 01/9/2025.

Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ngày 6/7/2025- Ảnh 2.

Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp.

Sửa đổi, bổ sung một số nội dung Quyết định số 148/QĐ-TTg về việc phê duyệt Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm 

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 6/7/2025 sửa đổi, bổ sung một số nội dung Quyết định số 148/QĐ-TTg về việc phê duyệt Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).

Được biết, Quyết định số 148/QĐ-TTg ngày 24/2/2023 của Thủ tướng Chính phủ phân cấp cho UBND cấp huyện đánh giá, công nhận sản phẩm OCOP 3 sao; UBND cấp tỉnh đánh giá và công nhận sản phẩm OCOP 4 sao; Trung ương đánh giá và công nhận sản phẩm OCOP 5 sao (OCOP cấp quốc gia). Tuy nhiên, trong bối cảnh mô hình tổ chức chính quyền địa phương hiện nay gồm 2 cấp (tỉnh và xã), một số quy định trong Bộ tiêu chí OCOP theo Quyết định 148/QĐ-TTg đã không còn phù hợp.

Chính vì vậy, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 6/7/2025 sửa đổi, bổ sung một số nội dung Quyết định số 148/QĐ-TTg để phù hợp mục tiêu phát triển Chương trình OCOP giai đoạn 2021 - 2025 và đáp ứng yêu cầu thực tiễn ở các địa phương.

Trong đó, Quyết định số 1489/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung về đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP; chuyển nhiệm vụ đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP 3 sao từ cấp huyện lên cấp tỉnh để tạo sự ổn định và tránh xáo trộn trong quá trình thực hiện.

Theo quy định mới, công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp: Cấp tỉnh và cấp trung ương.

Trình tự đánh giá, phân phân hạng sản phẩm OCOP như sau:

- Ủy ban nhân dân xã, phường (UBND cấp xã): (1) Tổ chức đánh giá một số nội dung của Hồ sơ sản phẩm đăng ký tham gia đánh giá sản phẩm OCOP, bao gồm các tiêu chí sau: nguồn gốc sản phẩm/nguyên liệu địa phương; sử dụng lao động địa phương; nguồn gốc ý tưởng sản phẩm; bản sắc/trí tuệ địa phương; căn cứ vào điều kiện và đặc điểm thực tế của địa phương, Chủ tịch UBND cấp xã tổ chức họp với các bộ phận liên quan để lấy ý kiến về các nội dung đánh giá, sau đó ban hành Báo cáo đánh giá của UBND cấp xã về các tiêu chí trên; (2) Tiếp nhận, kiểm tra thể thức hồ sơ do các chủ thể đăng ký và có văn bản đề nghị UBND cấp tỉnh đánh giá, phân hạng các sản phẩm trên địa bàn xã".

- Công tác đánh giá tại cấp tỉnh: Chủ tịch UBND cấp tỉnh thành lập Hội đồng, Tổ tư vấn Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh (Hội đồng cấp tỉnh) và ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng (trường hợp cần thiết, Chủ tịch UBND cấp tỉnh ủy quyền cho Thủ trưởng cơ quan chuyên môn cấp tỉnh làm chủ tịch Hội đồng và chịu trách nhiệm về kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP).

Hội đồng cấp tỉnh tổ chức đánh giá, xếp hạng các sản phẩm do UBND cấp xã đề xuất.

Chủ tịch UBND cấp tỉnh ban hành Quyết định phê duyệt kết quả đánh giá và Giấy chứng nhận cho các sản phẩm đạt 3 sao, 4 sao và công bố kết quả.

Trường hợp kết quả đánh giá là hồ sơ không hợp lệ theo quy định, hoặc không đạt 3 sao trở lên, UBND cấp tỉnh gửi trả kết quả (bằng văn bản) và hồ sơ về UBND cấp xã để hướng dẫn, hỗ trợ các chủ thể phát triển sản phẩm.

UBND cấp tỉnh chuyển hồ sơ các sản phẩm đạt từ 90 điểm đến 100 điểm lên Bộ Nông nghiệp và Môi trường đề nghị đánh giá, phân hạng, công nhận sản phẩm OCOP cấp quốc gia.

- Công tác đánh giá ở cấp trung ương

+ Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường thành lập Hội đồng, Tổ tư vấn Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp trung ương (Hội đồng cấp trung ương) và ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng.

+ Hội đồng cấp trung ương tổ chức đánh giá, phân hạng các sản phẩm do UBND cấp tỉnh đề xuất.

+ Bộ Nông nghiệp và Môi trường ban hành Quyết định phê duyệt kết quả đánh giá và Giấy chứng nhận cho các sản phẩm đạt 5 sao (là sản phẩm OCOP cấp quốc gia), tổ chức công bố kết quả.

+ Trường hợp kết quả đánh giá không đạt 5 sao, Hội đồng cấp trung ương gửi trả kết quả (bằng văn bản) và hồ sơ về UBND cấp tỉnh:

Đối với sản phẩm đánh giá không đạt 90 điểm, nhưng trên 70 điểm, UBND cấp tỉnh có thể căn cứ vào kết quả đánh giá của Hội đồng cấp trung ương để ban hành quyết định công nhận đạt 4 sao, cấp Giấy chứng nhận đạt 4 sao hoặc tổ chức đánh giá và phân hạng theo thẩm quyền được phân cấp.

Đối với sản phẩm được Hội đồng Trung ương đánh giá hồ sơ không hợp lệ theo quy định, UBND cấp tỉnh hoàn thiện hồ sơ, đánh giá và phân hạng sản phẩm theo thẩm quyền được phân cấp.

Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ngày 6/7/2025- Ảnh 3.

Quy chế tổ chức, hoạt động của Ban Chỉ đạo phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06

Quy chế tổ chức, hoạt động của Ban Chỉ đạo phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06 

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06 đã ký Quyết định số 96/QĐ-BCĐCP ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo này.

Nguyên tắc làm việc của Ban Chỉ đạo

Theo Quy chế, Ban Chỉ đạo làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể thảo luận, Trưởng Ban Chỉ đạo kết luận để triển khai thực hiện.

Ban Chỉ đạo và thành viên Ban Chỉ đạo, các Tổ Công tác và thành viên Tổ Công tác phát huy cao nhất vai trò, trách nhiệm nhưng không làm thay chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, tổ chức và người đứng đầu các cơ quan, tổ chức trong hệ thống hành chính nhà nước; đề cao trách nhiệm cá nhân của các thành viên Ban Chỉ đạo trong hoạt động của Ban Chỉ đạo và trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được phân công; giải quyết công việc theo đúng thẩm quyền và trách nhiệm được phân công, đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật và quy định của Quy chế này.

Các thành viên Ban Chỉ đạo chủ động chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ, tăng cường phối hợp công tác, trao đổi thông tin trong giải quyết công việc theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao; bảo đảm yêu cầu phối hợp công tác, trao đổi thông tin trong giải quyết các nhiệm vụ được giao. Trường hợp có nhiều ý kiến khác nhau thì kịp thời báo cáo, xin ý kiến Trưởng Ban Chỉ đạo xem xét, quyết định.

Ban Chỉ đạo làm việc theo các hình thức: Tổ chức phiên họp định kỳ; họp đột xuất; tổ chức hội nghị, hội thảo; cho ý kiến bằng văn bản; tổ chức đoàn kiểm tra, giám sát.

Nhiệm vụ, quyền hạn chung của các Tổ Công tác

Quy chế nêu rõ nhiệm vụ, quyền hạn chung của các Tổ Công tác của Ban Chỉ đạo.

Theo đó, các Tổ Công tác có nhiệm vụ ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Tổ Công tác và chỉ định Cơ quan thường trực của Tổ Công tác; kiện toàn các thành viên Tổ Công tác khi có sự thay đổi hoặc trong trường hợp cần thiết; bảo đảm các điều kiện cần thiết cho hoạt động của Tổ Công tác và sử dụng con dấu của cơ quan mình cho hoạt động của Tổ Công tác.

Triển khai thực hiện các ý kiến chỉ đạo, kết luận của Trưởng Ban Chỉ đạo liên quan đến chức năng, nhiệm vụ được giao; kịp thời báo cáo những vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai nhiệm vụ được giao và đề xuất sáng kiến, giải pháp tháo gỡ vướng mắc, khó khăn thông qua Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo.

Các Tổ Công tác được huy động các chuyên gia tư vấn trong và ngoài nước để thực hiện nhiệm vụ trong trường hợp cần thiết. Chịu trách nhiệm về bảo vệ bí mật nhà nước khi các chuyên gia làm việc và thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng Ban Chỉ đạo phân công.

Trong đó, Tổ Công tác về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số có nhiệm vụ:

Nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Ban Chỉ đạo triển khai các nhiệm vụ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số (trừ đôn đốc các nhiệm vụ liên quan đến chuyển đổi số gắn với Đề án 06) trên phạm vi toàn quốc. Giúp Ban Chỉ đạo trong việc nghiên cứu, đề xuất chủ trương, chiến lược, cơ chế, chính sách (bao gồm cơ chế tài chính) và giải pháp phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Tham mưu giúp Trưởng Ban Chỉ đạo các nhiệm vụ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trong chương trình, kế hoạch hoạt động hằng năm của Ban Chỉ đạo. Đôn đốc, theo dõi tiến độ, kết quả thực hiện; gửi báo cáo định kỳ về Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo để phục vụ các buổi họp định kỳ và đột xuất của Ban Chỉ đạo.

Tổ Công tác triển khai Đề án 06; cải cách thủ tục hành chính, chuyển đổi số gắn với Đề án 06:

Nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo triển khai các nhiệm vụ của Đề án 06; đôn đốc các nhiệm vụ liên quan đến cải cách thủ tục hành chính, chuyển đổi số gắn với Đề án 06 trên phạm vi toàn quốc. Giúp Ban Chỉ đạo trong việc nghiên cứu, đề xuất chủ trương, chiến lược, cơ chế, chính sách (bao gồm cơ chế tài chính) và giải pháp phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia.

Tham mưu giúp Trưởng Ban Chỉ đạo các nhiệm vụ về phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia trong chương trình, kế hoạch hoạt động hằng năm của Ban Chỉ đạo. Đôn đốc, theo dõi tiến độ, kết quả thực hiện; gửi báo cáo định kỳ về Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo để phục vụ các buổi họp định kỳ và đột xuất của Ban Chỉ đạo.

Tổ Công tác cải cách hành chính:

Nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo triển khai các nhiệm vụ về cải cách hành chính (trừ đôn đốc cải cách thủ tục hành chính gắn với Đề án 06) trên phạm vi toàn quốc. Giúp Ban Chỉ đạo trong việc nghiên cứu, đề xuất chủ trương, chiến lược, cơ chế, chính sách (bao gồm cơ chế tài chính) và giải pháp về cải cách hành chính.

Tham mưu giúp Trưởng Ban Chỉ đạo các nhiệm vụ về cải cách hành chính trong chương trình, kế hoạch hoạt động hằng năm của Ban Chỉ đạo. Đôn đốc, theo dõi tiến độ, kết quả thực hiện; gửi báo cáo định kỳ về Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo để phục vụ các buổi họp định kỳ và đột xuất của Ban Chỉ đạo.

Nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo

Bộ Khoa học và Công nghệ làm nhiệm vụ Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo, có nhiệm vụ xây dựng, trình Trưởng Ban Chỉ đạo phê duyệt Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo; xây dựng quyết định bổ sung, thay thế thành viên Ban Chỉ đạo theo chỉ đạo của Trưởng Ban Chỉ đạo.

Xây dựng, trình Trưởng Ban Chỉ đạo ban hành chương trình, kế hoạch công tác, kiểm tra, giám sát hằng năm của Ban Chỉ đạo và theo dõi, đôn đốc việc tổ chức thực hiện. Chủ trì, phối hợp với các Tổ Công tác giúp việc Ban Chỉ đạo tổng hợp, chuẩn bị nội dung, tài liệu phục vụ các hoạt động và cuộc họp của Ban Chỉ đạo. Báo cáo tình hình thực hiện các chương trình, kế hoạch của Ban Chỉ đạo và các kết luận, chỉ đạo của Trưởng Ban Chỉ đạo, các Phó Trưởng Ban Chỉ đạo.

Trực tiếp làm việc và đề nghị các bộ, ngành, địa phương phối hợp cung cấp các thông tin cần thiết phục vụ cho hoạt động của Ban Chỉ đạo và báo cáo, tham mưu Ban Chỉ đạo đề nghị cấp có thẩm quyền biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.

Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ lưu giữ hồ sơ tài liệu liên quan đến hoạt động của Ban Chỉ đạo; bảo đảm các điều kiện cần thiết cho hoạt động của Ban Chỉ đạo và thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng Ban Chỉ đạo, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo phân công.

Các thành viên Ban Chỉ đạo và các Tổ Công tác làm việc theo chế độ kiêm nhiệm. Trưởng Ban Chỉ đạo, các Phó Trưởng Ban Chỉ đạo là lãnh đạo Chính phủ sử dụng con dấu của Thủ tướng Chính phủ, các thành viên khác sử dụng con dấu của cơ quan mình.

Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ngày 6/7/2025- Ảnh 4.

Triển lãm thành tựu Đất nước nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Quốc khánh tổ chức tại Trung tâm Triển lãm Quốc gia, Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội.

Kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính tại cuộc họp về giải pháp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về cơ chế chính sách liên quan đến tài chính của Triển lãm thành tựu Đất nước nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Quốc khánh 

Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 348/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính tại cuộc họp về giải pháp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về cơ chế chính sách liên quan đến tài chính của Triển lãm thành tựu Đất nước nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Quốc khánh.

Tại Thông báo trên, Phó Thủ tướng hoan nghênh Bộ Tài chính và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chủ động, tích cực chuẩn bị dự toán kinh phí phục vụ tổ chức Triển lãm. Đây là sự kiện có ý nghĩa rất quan trọng chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày Quốc khánh, do vậy yêu cầu rất cao về quy mô, tầm cỡ để phục vụ Nhân dân và khách quốc tế.

Do thời gian từ nay đến ngày tổ chức Triển lãm không còn nhiều, Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Tài chính, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các cơ quan, địa phương khẩn trương tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp theo chỉ đạo của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Triển lãm.

Trong đó, Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Tài chính đôn đốc Bộ Ngoại giao và các địa phương: Lai Châu, Khánh Hòa, Hải Phòng và Thành phố Hồ Chí Minh khẩn trương gửi đề xuất kinh phí tổ chức Triển lãm về Bộ Tài chính để rà soát, tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc xem xét, quyết định trước ngày 07 tháng 7 năm 2025.

Đồng thời, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các cơ quan liên quan khẩn trương có văn bản hướng dẫn (trước ngày 07 tháng 7 năm 2025) về đơn giá, định mức chi tiêu, cơ chế lựa chọn nhà thầu, cơ chế đặc thù (nếu có) và các vấn đề liên quan trong việc thực hiện các nhiệm vụ của Triển lãm, bảo đảm đúng quy định pháp luật hiện hành để các bộ, ngành, cơ quan Trung ương và địa phương triển khai thực hiện.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn, hỗ trợ các bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, cơ quan, địa phương xử lý các vấn đề liên quan đến công tác tổ chức Triển lãm, thiết kế, trưng bày,… bảo đảm vừa đẹp, vừa hấp dẫn, vừa hài hòa với ý tưởng của đơn vị tư vấn thiết kế và Đề án đã được phê duyệt.

Khẩn trương trao đổi với Bộ Tư pháp để thống nhất về hình thức ban hành Đề án tổ chức Triển lãm; trường hợp cần thiết kiến nghị Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính có hình thức điều chỉnh phù hợp, bảo đảm đúng quy định pháp luật.

Đồng thời, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng dự thảo Công điện của Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Thủ trưởng các cơ quan Trung ương có liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung triển khai thực hiện tổ chức Triển lãm; báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong ngày 08 tháng 7 năm 2025.

Rà soát, chủ động xây dựng kế hoạch chi tiết từng nhiệm vụ, hoạt động cụ thể từ nay đến khi tổ chức sự kiện, bảo đảm chi tiết, cụ thể đến từng ngày theo tinh thần "6 rõ: rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thẩm quyền, rõ thời gian, rõ kết quả", thường xuyên đôn đốc, kiểm tra thực hiện; kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền đối với những vấn đề vượt thẩm quyền./.