• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Chính sách nghỉ hưu trước tuổi với cán bộ vùng đặc biệt khó khăn

(Chinhphu.vn) - Cán bộ, công chức, viên chức có tuổi đời còn đủ 5 tuổi trở xuống đến tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục II Nghị định số 135/2020/NĐ-CP và có đủ thời gian đóng BHXH, trong đó có đủ 15 năm làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn thuộc đối tượng áp dụng tại Nghị định số 178/2024/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 67/2025/NĐ-CP).

21/05/2025 07:02

Cơ quan của ông Lành Văn Sơn có công chức xin nghỉ hưu trước tuổi do sắp xếp tổ chức bộ máy và đề nghị cơ quan tính chế độ trợ cấp nghỉ hưu trước tuổi như sau: 

Công chức A có đủ thời gian công tác có đóng BHXH bắt buộc để được hưởng lương hưu theo quy định, trong đó có trên 15 năm trở lên làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01/01/2021.

Khi đề nghị giải quyết chế độ trợ cấp nghỉ hưu trước tuổi, theo Nghị định số 178/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024, công chức A không được hưởng vì áp vào Phụ lục II Nghị định số 135/2020/NĐ-CP. 

Công chức A cho rằng việc áp dụng Phụ lục II Nghị định số 135/2020/NĐ-CP là bất cập, vì Nghị định số 135/2020/NĐ-CP ưu tiên những cán bộ công tác ở vùng đặc biệt khó khăn được nghỉ hưu trước 5 tuổi, nhưng với điều kiện họ có đơn xin nghỉ, nay có chế độ tinh giản biên chế do sắp sếp, lại không được hưởng chính sách theo Nghị định số 178/2024/NĐ-CP là không hợp lý.

Ông Sơn đề nghị cơ quan chức năng xem xét, giải đáp về trường hợp nêu trên.

Về vấn đề này, Bộ Nội vụ trả lời như sau:

Căn cứ quy định tại Điều 7 Nghị định số 178/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 (đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 67/2025/NĐ-CP ngày 13/3/2025) thì cán bộ, công chức, viên chức có tuổi đời còn đủ 5 tuổi trở xuống đến tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục II Nghị định số 135/2020/NĐ-CP ngày 18/11/2020 của Chính phủ quy định về tuổi nghỉ hưu và có đủ thời gian đóng BHXH theo quy định của pháp luật về BHXH, trong đó có đủ 15 năm làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn thuộc đối tượng áp dụng tại Nghị định số 178/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 (đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 67/2025/NĐ-CP ngày 13/3/2025).

Riêng đối với trường hợp có đủ 15 năm trở lên làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (bao gồm nơi làm việc có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên), đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại khoản 3 Điều 169 Bộ luật Lao động năm 2019 và nếu có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên, căn cứ quy định tại điểm b khoản 1 Điều 54 Luật BHXH năm 2014 (đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động năm 2019) thì được nghỉ hưu quy định tại Luật BHXH năm 2014 (đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động năm 2019).

Chinhphu.vn