• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Chính sách tín dụng xã hội - gắn kết ý Đảng, lòng dân

(Chinhphu.vn) - Sau 10 năm triển khai, Chỉ thị số 40-CT/TW, ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tín dụng chính sách xã hội đã thực sự đi vào cuộc sống, góp phần tích cực trong thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương.

25/06/2024 16:22
Chính sách tín dụng xã hội - gắn kết ý Đảng, lòng dân- Ảnh 1.

Nguồn vốn tín dụng chính sách đã giúp cho người dân Bắc Kạn phát triển sản xuất, có thu nhập ổn định - Ảnh: Báo Bắc Kạn

Trong 10 năm qua, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Kạn đã chỉ đạo cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các hội đoàn thể các cấp trong tỉnh kịp thời và thường xuyên tuyên truyền quán triệt sâu rộng nội dung Chỉ thị số 40-CT/TW, Kết luận số 06-KL/TW và các văn bản của tỉnh về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội.    

Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH), các tổ chức chính trị-xã hội nhận ủy thác cấp tỉnh đã chủ động xây dựng Chương trình, kế hoạch và tổ chức thực hiện hoàn thành 100% công tác kiểm tra, giám sát hoạt động tín dụng chính sách xã hội và công tác cho vay ủy thác.

Được vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng CSXH theo chương trình sản xuất kinh doanh vùng khó khăn với số tiền 100 triệu đồng, gia đình ông Hà Văn Ngọ, thôn Lủng Vạng, xã Côn Minh (Na Rì) đã tập trung xây dựng xưởng sản xuất miến dong với diện tích 500 m2, mỗi năm cung cấp cho thị trường khoảng 10 tấn với lợi nhuận đạt 150 triệu đồng/năm. Hiện nay sản phẩm “miến thái tay sợi to Đức Ngọ” đã được cấp chứng nhận OCOP 3 sao. Cùng với đó cơ sở của gia đình ông đã giải quyết việc làm cho các lao động tại địa phương.

Chính sách tín dụng xã hội - gắn kết ý Đảng, lòng dân- Ảnh 2.

Chất lượng tín dụng chính sách xã hội tại Bắc Kạn ngày càng được củng cố và nâng cao - Ảnh: Báo Bắc Kạn

Đến nay chất lượng tín dụng chính sách xã hội ngày càng được củng cố và nâng cao. Tính đến ngày 30/04/2024, tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách đạt trên 3.326 tỷ đồng, tăng 2.028 tỷ đồng so với năm 2014, với 44.974 hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác đang dư nợ. Nợ quá hạn 4,1 tỷ đồng, tỉ lệ nợ quá hạn 0,12%, giảm 0,2 tỷ đồng và giảm 0,21% so với 31/12/2014.

Chủ tịch UBND xã Côn Minh (Na Rì) Sầm Văn Thường cho biết: Tín dụng chính sách thực sự là điểm tựa cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo có thêm nguồn vốn để phát triển kinh tế vươn lên thoát nghèo. Để nguồn vốn nhanh chóng đến được đúng đối tượng và phát huy hiệu quả, cấp ủy, chính quyền và các đoàn thể xã đã chú trọng quan tâm tới công tác tín dụng chính sách, coi thực hiện các tiêu chí giảm nghèo, thu nhập, xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ chính trị của địa phương.

Ông Nguyễn Đình Khánh, thôn Khuôn Tắng, xã Bình Văn (Chợ Mới) cho biết: Từ năm 2022, gia đình đã thực hiện mô hình nuôi con dúi sinh sản. Vừa qua, được Ngân hàng CSXH cho vay 100 triệu đồng nguồn vốn giải quyết việc làm, gia đình tiếp tục nhân rộng số lượng dúi. Đến nay gia đình đã có 40 cặp dúi sinh sản, thời gian nuôi trong khoảng 6 tháng (mỗi lứa xuất bán 30-40 kg) với giá bán từ 450.000-500.000 đồng/kg, mang lại thu nhập ổn định.

Hằng năm, cấp ủy, chính quyền các cấp chỉ đạo các tổ chức chính trị-xã hội nhận ủy thác, các cơ quan chuyên môn phối hợp thực hiện tốt công tác tuyên truyền vận động, hướng dẫn hội viên tham gia các mô hình sản xuất, liên kết sản xuất phù hợp với ngành nghề lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Tổng dư nợ ủy thác qua các tổ chức chính trị-xã hội đến ngày 30/4/2024 là 3.258 tỷ đồng, chiếm tỉ lệ 97,94% tổng dư nợ, với 43.700 hộ vay đang dư nợ tại 1.546 tổ tiết kiệm và vay vốn.

Trên cơ sở nhận thức đúng đắn đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về tăng trưởng kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân... các cấp ủy, chính quyền địa phương tỉnh Bắc Kạn sẽ tiếp tục tập trung triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về tín dụng chính sách xã hội trong thời gian tới.

Chính sách tín dụng xã hội - gắn kết ý Đảng, lòng dân- Ảnh 3.

Hoạt động tín dụng CSXH tại Đồng Nai phát huy hiệu quả, bảo đảm an sinh-xã hội trên địa bàn - Ảnh: Báo Đồng Nai

Đảm bảo an sinh xã hội từ hoạt động tín dụng chính sách xã hội 

Thực hiện Chỉ thị 40 tại Đồng Nai từ năm 2014-2024, hoạt động tín dụng CSXH đã giúp gần 367.000 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn với số tiền hơn 11,7 nghìn tỷ đồng. Qua đó, đã giải quyết việc làm cho trên 116.000 người lao động; hơn 18.000 lượt học sinh-sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập; 603 hộ nghèo và các đối tượng chính sách được vay vốn để mua, xây mới, cải tạo 603 căn nhà; xây dựng hơn 353.000 công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn…

Thực hiện Chỉ thị 40, cấp ủy, chính quyền địa phương đã quan tâm dành nguồn ngân sách địa phương chuyển ủy thác qua Ngân hàng CSXH để cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác tăng dần qua các năm. 

Đến ngày 30/4/2024, đã đạt được 1.453 tỷ đồng, tăng 1.349 tỷ đồng (+1.304%) so với trước khi có Chỉ thị 40 (trước ngày 22/11/2014).

Trong đó, nguồn vốn cấp huyện đạt 391 tỷ đồng, đặc biệt 100% đơn vị cấp huyện đều chuyển vốn ngân sách địa phương ủy thác sang Ngân hàng CSXH hàng năm từ 4-10 tỷ đồng/đơn vị cấp huyện. Tổng dư nợ cho vay đạt 5.342 tỷ đồng, tăng 3.616 tỷ đồng (+209,5%) so với trước khi có Chỉ thị 40, với gần 126.000 hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn còn dư nợ.

Chất lượng tín dụng từng bước được củng cố và nâng cao, tỉ lệ nợ quá hạn là 0,14%/tổng dư nợ (giảm 0,64% so với trước khi có Chỉ thị số 40); toàn tỉnh hiện có 42/170 đơn vị cấp xã không có nợ quá hạn, chiếm 24,7% tổng số đơn vị cấp xã.

Qua đó, góp phần tích cực thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, giải quyết việc làm, xây dựng nông thôn mới (NTM), đảm bảo an sinh xã hội và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh. 

Trong 10 năm qua, đã có hơn 55.700 hộ thoát nghèo, thoát cận nghèo (hơn 20.000 hộ thoát nghèo và hơn 34.800 hộ thoát cận nghèo); tỉ lệ hộ nghèo và hộ cận nghèo giảm nhanh, từ 4,01% cuối năm 2014 xuống còn 1,36% vào đầu năm 2024 (tỉ lệ hộ nghèo còn 0,68% và tỉ lệ hộ cận nghèo còn 0,68% so với tổng số hộ dân).

Hiện nay, nguồn vốn tín dụng CSXH nói chung, nguồn vốn ủy thác từ ngân sách địa phương ủy thác nói riêng, có tỉ lệ tăng trưởng cao qua hàng năm song vẫn chưa đáp ứng nhu cầu vay vốn của người nghèo và các đối tượng chính sách.

Đến ngày 30/4/2024, toàn tỉnh có 11/11 đơn vị cấp huyện và 120/120 xã đạt chuẩn NTM, trong đó có 1 huyện và 105 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 27 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.

Chỉ thị 40 đã thực sự đi vào cuộc sống, phù hợp và đáp ứng kịp thời nhu cầu, nguyện vọng của nhân dân. Qua đó củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước; tăng trưởng kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội, đảm bảo an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân.

BT