• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Người dân huyện miền núi Minh Long đổi đời nhờ đồng vốn nhân văn

(Chinhphu.vn) - Nhờ được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), người dân huyện miền núi Minh Long, tỉnh Quảng Ngãi có thêm nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế, trở thành "đòn bẩy" giúp nhiều gia đình có điều kiện phát triển sản xuất, kinh doanh, góp phần giảm nghèo bền vững, bảo đảm an sinh xã hội gắn với xây dựng nông thôn mới.

03/06/2024 15:43
Người dân huyện miền núi Minh Long đổi đời nhờ đồng vốn nhân văn- Ảnh 1.

Đồng bào H're huyện Minh Long sử dụng nguồn vốn tín dụng chính sách đầu tư chăn nuôi hiệu quả.

Điểm nổi bật sau gần 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư "Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội" ở huyện vùng cao Minh Long là được sự đồng thuận, vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Vốn tín dụng chính sách đã phát huy tác dụng tích cực, trở thành "trợ lực" quan trọng, đồng hành với những người nông dân cần cù, có ý chí vươn lên có vốn để sản xuất, kinh doanh, từng bước thoát nghèo, làm giàu trên vùng đất cách mạng Minh Long.

Theo ông Nguyễn Văn Bảy, Phó Chủ tịch UBND huyện Minh Long, Trưởng Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH huyện, sau gần 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, nguồn vốn tín dụng chính sách đã giúp cho 10.199 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn số tiền 345.508 triệu đồng, với 3.250 khách hàng đang còn dư nợ; đưa tổng dư nợ tính đến ngày 30/4/2024 đạt 192.510 triệu đồng, tăng 117.917 triệu đồng so với năm 2014, tỉ lệ tăng trưởng 158%, với 14 chương trình tín dụng ưu đãi đang triển khai thực hiện. Đến nay, UBND huyện đã ủy thác sang Phòng giao dịch NHCSXH huyện 6.052 triệu đồng, tăng 5.952 triệu đồng so với năm 2014.

Người dân huyện miền núi Minh Long đổi đời nhờ đồng vốn nhân văn- Ảnh 2.

Bí thư Huyện ủy Minh Long Nguyễn Mạnh Thái (bên phải) trực tiếp kiểm tra hiệu quả đầu tư sản xuất từ vốn tín dụng chính sách.

Những năm qua, NHCSXH huyện Minh Long đã triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách, hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị và các chỉ tiêu kế hoạch được giao về tăng trưởng dư nợ tín dụng, huy động vốn, nhận vốn ngân sách địa phương, chất lượng tín dụng, chất lượng hoạt động các tổ tiết kiệm vay vốn và chất lượng ủy thác ngày càng được tăng lên, nâng cao hiệu quả, chất lượng vốn vay, góp phần giải quyết việc làm, giảm nghèo và an sinh xã hội.

Nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách mà hàng trăm hộ gia đình vươn lên thoát nghèo, có cuộc sống khá giả. Ông Đinh Văn Suốt, dân tộc H'Re ở thôn An Phương, xã Thanh An cho biết, gia đình được vay 50 triệu đồng từ NHCSXH để trồng trên 1 ha cây keo, nuôi trên 10 con heo kết hợp buôn bán đã có nguồn thu nhập khá. Ông phấn khởi: "Trước kia nhà tôi nghèo, may mà nhờ đồng vốn của NHCSXH nên nay kinh tế đã khá hơn nhiều". 

Còn người dân thôn Làng Trê, xã Long Môn rất phấn khởi khi được tiếp cận vốn vay từ các chương trình hỗ trợ của NHCSXH huyện để đầu tư phát triển kinh tế gia đình và xây mới các công trình vệ sinh, nước sinh hoạt. Vợ chồng bà Đinh Thị Nghi vay 50 triệu đồng mở rộng sản xuất cũng dần hết cảnh nghèo túng nhờ có nguồn thu nhập thường xuyên. "Bà con H'Re đều đã thoát nghèo, hướng tới làm giàu nhờ nguồn vốn nhân văn của Đảng", bà Nghi chia sẻ.

Ông Nguyễn Mạnh Thái, Bí thư Huyện ủy Minh Long chia sẻ, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, kinh tế của huyện liên tục duy trì tốc độ tăng trưởng 8,19 % trong giai đoạn 2021-2023. Từng là một trong 61 huyện nghèo cả nước, đến tháng 3/2022, Minh Long ra khỏi danh sách huyện nghèo; thu nhập bình quân 35,120 triệu đồng/người/năm. 

Người dân huyện miền núi Minh Long đổi đời nhờ đồng vốn nhân văn- Ảnh 3.

Vốn tín dụng chính sách được đầu tư trồng chè hiệu quả trên đất Minh Long.

Đến nay, 100% xã có đường bê tông đến trung tâm xã; 99,45% số hộ được dùng điện quốc gia; 95% số hộ dùng nước sạch; chất lượng giáo dục ngày càng được nâng lên, tỉ lệ trường chuẩn quốc gia đạt trên 60%; sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân không ngừng được cải thiện. Chương trình tín dụng ưu đãi cùng với các chính sách khác góp phần làm giảm tỉ lệ hộ nghèo từ 51,66% năm 2015 xuống còn 16,78% cuối năm 2023 và 2/5 xã là Long Sơn và Thanh An đạt chuẩn nông thôn mới.

Có thể khẳng định, nguồn vốn ưu đãi đã đến đúng đối tượng thụ hưởng và được sử dụng đúng mục đích, hiệu quả, khẳng định vai trò trụ cột trong giảm nghèo; từng bước thoát khỏi tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước; thay đổi nếp nghĩ, cách làm, giảm nghèo thực chất, hướng tới làm giàu, hạn chế nạn cho vay nặng lãi, tín dụng đen. 

Đồng vốn nhân văn đã bắc nhịp cầu phát triển kinh tế không chỉ cho người nghèo và các đối tượng chính sách ở Minh Long mà hơn cả là vì sự phát triển kinh tế bền vững, bảo đảm an sinh xã hội. Dòng vốn tín dụng chính sách đã và đang chảy đều đặn, thấm sâu trong lòng đất, nảy mầm, sinh sôi trên những vùng quê nghèo khó ngày xưa.

Theo ông Ngô Phi Cường, Giám đốc Phòng giao dịch NHCSXH huyện Minh Long, trong thời gian tới sẽ tích cực tham mưu cho cấp ủy, chính quyền đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW, bố trí nguồn lực từ ngân sách địa phương để bổ sung nguồn vốn; tập trung huy động nguồn lực, tổ chức triển khai hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách nhằm thực hiện mục tiêu giảm nghèo, bảo đảm 100% người nghèo và các đối tượng chính sách đủ điều kiện và có nhu cầu đều được vay vốn. 

Triển khai kịp thời, hiệu quả các chương trình tín dụng ưu đãi mới của Chính phủ. Đặc biệt, đơn vị chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ có tinh thần trách nhiệm cao, đạo đức nghề nghiệp tốt, có phong cách giao tiếp văn minh, lịch sự, luôn gần dân, sát dân với phương châm "Thấu hiểu lòng dân, tận tâm phục vụ".

Văn Chiến