• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Chuyển mục đích sử dụng đất có phải xin phép không?

(Chinhphu.vn) - Gia đình ông Nguyễn Đức Trọng (tỉnh Hải Dương) được Nhà nước giao hơn 2 sào đất trồng lúa, do năng suất thấp nên san lấp để làm chuồng trại nuôi lợn. UBND xã lập đã biên bản xử phạt gia đình ông với lý do san lấp, xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp.

05/09/2017 07:02

Ông Trọng hỏi, UBND xã ra quyết định có đúng không? Gia đình ông bị xử phạt như thế nào là đúng?

Về vấn đề này, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hải Dương trả lời như sau:

Về xác định hành vi và áp dụng điều khoản để xử lý vi phạm hành chính: Theo quy định tại Điều 57 Luật Đất đai thì các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất từ đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối; chuyển đất trồng cây hàng năm khác sang đất nuôi trồng thủy sản nước mặn, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản dưới hình thức ao, hồ, đầm; chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp là một trong các trường hợp phải xin phép cơ quan có thẩm quyền trước khi chuyển mục đích sử dụng đất.

Đối với trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa sang loại đất khác mà không thuộc trường hợp phải xin phép cơ quan có thẩm quyền thì người sử dụng đất phải thực hiện đăng ký biến động khi chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định. Mặt khác, việc chuyển đổi cơ cấu loại đất còn phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hoặc quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo định hướng phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.

Việc ông Trọng tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất trồng lúa sang xây dựng chuồng trại chăn nuôi khi chưa hoàn thiện các thủ tục theo quy định là việc làm chưa phù hợp với quy định của pháp luật đất đai (điều này thể hiện ở việc UBND cấp xã đã kiểm tra, phát hiện vi phạm và lập biên bản).

Tuy nhiên, để áp dụng các quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp cụ thể này còn phải căn cứ vào hồ sơ, tài liệu, diễn biến thực tế vụ việc mới có cơ sở để trả lời công dân (ví dụ: Ngoài diện tích xây dựng chuồng trại có các công trình phụ trợ nào khác phục vụ cho hoạt động chăn nuôi hay không? mục đích hoạt động chăn nuôi để phục vụ phát triển kinh tế nông nghiệp của hộ đó hay đã đăng ký là một ngành nghề nhằm mục đích kinh doanh chính…).    

Về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, theo quy định tại Khoản 1 Điều 38, Khoản 2 Điều 52 Luật Xử lý vi phạm hành chính và Khoản 1 Điều 31 Nghị định số 102/2014/NĐ-CP ngày 10/11/2014 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai thì Chủ tịch UBND cấp xã có thẩm quyền xử phạt bằng tiền với mức tiền tối đa của khung hình phạt đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân. 

Chinhphu.vn