• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Chuyển trụ sở, DN có phải xin cấp lại giấy phép lao động?

(Chinhphu.vn) – Lao động nước ngoài đã được cấp giấy phép lao động và đang còn hiệu lực được cử, điều động hoặc biệt phái đến làm việc tại tỉnh, thành phố khác với tỉnh, thành phố nơi người lao động đang làm việc để làm cùng vị trí công việc với thời hạn 10 ngày liên tục trở lên thì không phải cấp giấy phép lao động mới.

07/03/2019 15:20

Công ty TNHH Nhà hàng JW Homemade Catering Hàn Quốc (Vĩnh Phúc) có 2 người lao động nước ngoài đang làm việc. Trước ngày 25/10/2018, trụ sở Công ty ở tỉnh Thái Nguyên, Công ty đã làm thủ tục xin cấp giấy phép lao động cho 2 lao động nước ngoài trên theo đúng quy định.

Sau khi chuyển sang tỉnh Vĩnh Phúc, chuyên viên Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Vĩnh Phúc yêu cầu Công ty làm thủ tục cấp mới giấy phép lao động.

Qua Hệ thống Tiếp nhận, trả lời kiến nghị của doanh nghiệp, Công ty đề nghị giải đáp, yêu cầu của chuyên viên Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Vĩnh Phúc có đúng quy định không?

Hiện tại Công ty cũng có 1 người lao động nước ngoài ở vị trí nhà quản lý với chức danh Phó Giám đốc. Văn bản chứng minh nghề nghiệp của người lao động là bản đăng ký kinh doanh với tên người lao động là người đại diện theo pháp luật cho Công ty được thành lập ở nước ngoài. Người đại diện theo quy định sẽ là người quản lý trực tiếp doanh nghiệp. Văn bản chứng minh này Công ty đã nộp và Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Thái Nguyên chấp nhận là văn bản chứng minh nghề nghiệp phù hợp cho vị trí nhà quản lý. Tuy nhiên, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội Vĩnh Phúc lại không chấp nhận và đưa ra lý do là không phù hợp.

Việc thực hiện thủ tục cấp giấy phép lao động hiện nay đều căn cứ quy định của Bộ luật Lao động năm 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành nhưng các Sở lại có cách vận dụng khác nhau dẫn đến khó khăn cho doanh nghiệp và người lao động.

Công ty TNHH Nhà hàng JW Homemade Catering Hàn Quốc đề nghị cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn cách giải quyết đối với các trường hợp nêu trên.

Về vấn đề này, Cục Việc làm, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trả lời như sau:

Theo quy định tại Khoản 2, Điều 18 Thông tư số 40/2016/TT-BLĐTBXH ngày 25/10/2016 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội hướng dẫn Nghị định số 11/2016/NĐ-CP ngày 3/2/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam thì trường hợp người lao động nước ngoài đã được cấp giấy phép lao động và đang còn hiệu lực được cử, điều động hoặc biệt phái đến làm việc tại tỉnh, thành phố khác với tỉnh, thành phố nơi người lao động nước ngoài đang làm việc để làm cùng vị trí công việc với thời hạn từ 10 ngày liên tục trở lên thì không phải cấp giấy phép lao động mới nhưng người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản với Sở Lao động-Thương binh và Xã hội nơi người lao động nước ngoài đến làm việc.

Về lao động nước ngoài là nhà quản lý, theo quy định tại Khoản 4, Điều 3 của Nghị định số 11/2016/NĐ-CP, đối với các vị trí Tổng Giám đốc; Phó Tổng giám đốc; Giám đốc; Phó Giám đốc của các doanh nghiệp mà đáp ứng được theo quy định tại Khoản 18, Điều 4 Luật Doanh nghiệp thì là nhà quản lý.

Chinhphu.vn