Tải ứng dụng:
BÁO ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ
Về vấn đề này, Bộ Xây dựng trả lời như sau:
Việc tuyển chọn thiết kế kiến trúc công trình xây dựng phải bảo đảm các quy định sau:
- Phải tổ chức thi tuyển hoặc tuyển chọn thiết kế kiến trúc công trình xây dựng trước khi lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng (Khoản 1 Điều 81 Luật Xây dựng).
- Việc tổ chức thi tuyển, tuyển chọn phương án thiết kế kiến trúc được đề xuất trong chủ trương đầu tư hoặc báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (Điều 15 Nghị định số 42/2017/NĐ-CP ngày 5/4/2017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng).
- Quá trình tổ chức tuyển chọn phải bảo đảm các yêu cầu về tổ chức tuyển chọn phương án kiến trúc, hội đồng tuyển chọn đánh giá, việc công bố phải tuân thủ quy định tại các Điều 6, 9, 10, 11 Thông tư số 13/2016/TT-BXD ngày 29/6/2016 của Bộ Xây dựng quy định chi tiết về thi tuyển, tuyển chọn phương án thiết kế kiến trúc công trình xây dựng.
Đối với đơn vị tổ chức, cá nhân tham gia tuyển chọn trúng tuyển:
- Tác giả của thiết kế kiến trúc công trình xây dựng khi trúng tuyển hoặc được tuyển chọn được bảo hộ quyền tác giả, được ưu tiên lựa chọn để lập dự án đầu tư xây dựng và thiết kế xây dựng khi có đủ điều kiện năng lực theo quy định (khoản 3 Điều 81 Luật Xây dựng).
- Trường hợp không thương thảo được hoặc tác giả tự nguyện không tiếp tục tham gia thì tác giả của phương án được xếp hạng tiếp theo được chọn để thương thảo, ký kết hợp đồng (Điều 12 Thông tư số 13/2016/TT-BXD ngày 29/6/2016 của Bộ Xây dựng quy định chi tiết về thi tuyển, tuyển chọn phương án thiết kế kiến trúc công trình xây dựng).
Hiện nay, Luật Kiến trúc số 40/2019/QH14 đã được Quốc hội thông qua ngày 13/6/2019 và có hiệu lực từ ngày 1/7/2020. Trong đó có quy định về nội dung thi tuyển phương án kiến trúc và được hướng dẫn cụ thể tại Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Kiến trúc, dự thảo đang được Bộ Xây dựng trình Chính phủ xem xét, ban hành trong thời gian tới.
Chinhphu.vn