• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Có phải bố trí công việc khác cho người bị tai nạn lao động?

(Chinhphu.vn) - Ông Trần Quang Tùng (Quảng Ninh) bị tai nạn tại doanh nghiệp, mất khả năng lao động và suy giảm sức khoẻ lao động. Doanh nghiệp đã không bố trí công việc sau khi thời gian ông phục hồi và ép người lao động nghỉ việc.

22/09/2023 08:02

Ông Tùng hỏi, doanh nghiệp làm vậy có vi phạm không? Ông phải làm gì để bảo vệ quyền lợi của bản thân?

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Ninh trả lời vấn đề này như sau:

Đối với việc người lao động bị tai nạn trong quá trình làm việc, trường hợp xảy ra tai nạn lao động trong quá trình làm việc tại doanh nghiệp, việc điều tra tai nạn lao động và giải quyết chế độ liên quan đến tai nạn lao động được quy định trong Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015, Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động và Thông tư số 28/2021/TT-BLĐTBXH ngày 28/12/2021 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động về chế độ đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau:

- Tai nạn lao động nhẹ hoặc tai nạn lao động làm bị thương nặng một người lao động thuộc thẩm quyền quản lý của người sử dụng lao động thì việc điều tra do Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở (Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở do người sử dụng lao động quyết định thành lập) tiến hành điều tra, lập biên bản điều tra tai nạn lao động và công bố biên bản điều tra tai nạn lao động. Người sử dụng lao động có trách nhiệm lập, hoàn chỉnh hồ sơ và giải quyết chế độ liên quan cho người bị tai nạn lao động theo quy định.

- Tai nạn lao động làm bị thương nặng từ 2 người trở lên trong cùng một vụ tai nạn hoặc làm chết người thì việc điều tra do Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh tiến hành điều tra, lập biên bản điều tra tai nạn lao động và công bố biên bản điều tra tai nạn lao động. Người sử dụng lao động có trách nhiệm lập, hoàn chỉnh hồ sơ và giải quyết chế độ liên quan cho người bị tai nạn lao động theo quy định.

Việc bố trí, sắp xếp công việc của người lao động liên quan đến tai nạn lao động được pháp luật quy định:

- Điểm d Khoản 1 Điều 6 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015 quy định người lao động có quyền yêu cầu người sử dụng lao động bố trí công việc phù hợp sau khi điều trị ổn định do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

- Khoản 4 Điều 10 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015 quy định tổ chức công đoàn có trách nhiệm giám sát việc giải quyết chế độ và bố trí công việc cho người bị tai nạn lao động.

- Khoản 1 Điều 27 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015 quy định người sử dụng lao động căn cứ vào tiêu chuẩn sức khỏe quy định cho từng loại nghề, công việc và kết quả khám sức khỏe để sắp xếp công việc phù hợp cho người lao động.

- Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo Khoản 8 Điều 38 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015 quy định như sau: Sắp xếp công việc phù hợp với sức khỏe theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau khi điều trị, phục hồi chức năng nếu còn tiếp tục làm việc.

Đối với quy định về chấm dứt hợp đồng lao động, tại Điều 34 Bộ luật Lao động năm 2019 có quy định các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động; trong đó quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động được pháp luật quy định chi tiết tại Điều 36 Bộ luật Lao động năm 2019.

Người lao động có quyền kiến nghị, đề nghị tổ chức công đoàn nơi mình làm việc để bảo vệ quyền lợi, lợi ích hợp pháp chính đáng của mình; khiếu nại, yêu cầu người sử dụng lao động xem xét, giải quyết khi có căn cứ cho rằng việc giải quyết trước đó ảnh hưởng, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc gửi đơn đến cơ quan chức năng để bảo vệ quyền lợi của mình.

Đăng Khôi