• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Cơ quan nào ra quyết định trợ cấp thương tật?

(Chinhphu.vn) - Trước khi tham gia cách mạng, bố của bà Nguyễn Thị Đào ở xã Kỳ Châu, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh, sau đó bị thương và được trở về địa phương. Tháng 6/1994 bố bà được cấp giấy chứng nhận thương binh loại A, thương tật 62%.

27/11/2018 08:02

Do điều kiện nên bố của bà Đào chưa được nhận chế độ thương binh tại huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh kể từ ngày nhận giấy chứng nhận thương binh. Năm 2010, bố của bà chuyển hộ khẩu về phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội. Bà Đào hỏi, gia đình bà phải làm gì để bố của bà được hưởng lại chế độ thương binh?

Về vấn đề này, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trả lời như sau:

Theo quy định tại Điều 18 Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2013 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội có trách nhiệm ra quyết định trợ cấp thương tật hàng tháng hoặc một lần.

Theo nội dung đơn, bố của bà đã lập hồ sơ và được giám định tỷ lệ thương tật tại tỉnh Nghệ Tĩnh (nay là tỉnh Hà Tĩnh). Đề nghị bà liên hệ với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tĩnh để được xem xét, giải quyết theo thẩm quyền.

Chinhphu.vn