Tải ứng dụng:
BÁO ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ
(Chinhphu.vn) – Bố của ông Đào Văn Phưởng (Thái Nguyên) hưởng chế độ bệnh binh mất sức 51%, được cấp thẻ bệnh binh từ năm 1982. Bố ông bị thương ở sọ não, khuyết sọ 3x3cm. Hiện nay, vết thương của bố ông tái phát liên tục, bị liệt một bên tay.
(Chinhphu.vn) – Trợ cấp ưu đãi người có công được xây dựng căn cứ vào mức độ đóng góp, hy sinh của từng diện đối tượng, phù hợp với khả năng ngân sách của đất nước trong từng thời kỳ và cân đối trong tổng thể hệ thống chính sách xã hội nói chung.
(Chinhphu.vn) - Trước khi tham gia cách mạng, bố của bà Nguyễn Thị Đào ở xã Kỳ Châu, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh, sau đó bị thương và được trở về địa phương. Tháng 6/1994 bố bà được cấp giấy chứng nhận thương binh loại A, thương tật 62%.
(Chinhphu.vn) - Ông Trương Bính (xã Phước Vinh, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận) tham gia kháng chiến từ trước năm 1975, bị thương tật (tỷ lệ 25%), vậy ông Bính có được hưởng chế độ hỗ trợ nào không?
(Chinhphu.vn) - Giám định vết thương còn sót áp dụng trong các trường hợp: Giấy chứng nhận bị thương ghi nhiều vết thương nhưng trong Biên bản giám định thương tật chưa khám đủ các vết thương đó; Giấy chứng nhận bị thương và Biên bản giám định không thể hiện có mảnh kim khí, đến nay qua chiếu, chụp phát hiện còn mảnh kim khí trong cơ thể.
(Chinhphu.vn) - Khoản 4 Điều 30 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 9/4/2013 của Chính phủ quy định thương binh có một trong các vết thương theo quy định tái phát thuộc diện giám định lại thương tật.
(Chinhphu.vn) – Qua Hệ thống tiếp nhận, trả lời phản ánh, kiến nghị của người dân, ông Liễu Văn Hoàn (Lạng Sơn) phản ánh về việc ông đã làm đơn đề nghị giám định lại vết thương còn sót nhưng hơn một năm mà chưa được cơ quan chức năng xem xét, giải quyết.
(Chinhphu.vn) – Thương binh có tỷ lệ thương tật từ 60% trở xuống từ trần, thân nhân không được hưởng tiền tuất hàng tháng. Thương binh có tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên, thân nhân tùy từng đối tượng được hưởng trợ cấp hàng tháng theo quy định tại Khoản 2 Điều 32 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 9/4/2013 của Chính phủ.
(Chinhphu.vn) – Theo quy định tại Khoản 2, Điều 23 Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2013 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm đối chiếu hồ sơ đang quản lý để ra quyết định hưởng thêm trợ cấp thương tật.
(Chinhphu.vn) – Bố đẻ của ông Nguyễn Anh Hoa (tỉnh Nghệ An) tham gia quân ngũ tại tỉnh Quảng Trị từ năm 1971 đến năm 1975. Năm 1983 ông được giám định tỷ lệ thương tật 59%, đến năm 1986 ông đi giám định và được kết luận sức khỏe hạng D, tỷ lệ mất sức lao động 40%.
(Chinhphu.vn) - Người ông của ông Nguyễn Thanh Tùng là thương binh hạng 2/8, mất năm 2003, gia đình không được hưởng chế độ. Năm 2006, bà của ông Tùng đủ 55 tuổi nhưng cũng không được hưởng trợ cấp tuất. Vậy, bà của ông có được hưởng trợ cấp tuất đối với thân nhân của thương binh không? Nếu được thì cần những thủ tục gì và cơ quan nào giải quyết?
(Chinhphu.vn) – Bạn của bà Đào Thị Thu Trang (tỉnh Gia Lai) là cảnh sát giao thông, bị tai nạn trong khi đi thực tập tại TP. Vũng Tàu, với tỷ lệ thương tật 25%. Bà Trang hỏi, bạn của bà có được xét chế độ thương binh không? Nếu được thì chi trả một lần hay hàng tháng?
(Chinhphu.vn) – Những trường hợp trước đây đã hưởng chế độ thương binh, khi về nghỉ mất sức lao động thì Hội đồng Giám định y khoa đã giám định gộp để hưởng chế độ mất sức lao động. Vì vậy, về nguyên tắc chỉ hưởng một chế độ, nếu hưởng cả 2 chế độ thì sẽ bị trùng và bất bình đẳng với những trường hợp không giám định gộp.
(Chinhphu.vn) - Tháng 10/1972, ông Phan Văn Lục (tỉnh Bình Thuận) được biên chế vào làm việc tại Hạt Giao thông huyện Yên Thành, Nghệ Tĩnh (nay là Nghệ An). Tháng 8/1973, ông nhập ngũ và đến tháng 11/1982 xuất ngũ về địa phương, hưởng chế độ bệnh binh hàng tháng, mất sức lao động 41%.
(Chinhphu.vn) - Ông Trương Đình Hiển (Hà Nam) sinh năm 1944, là thương binh hạng A, thương tật 21%, sau này ông làm công nhân Lâm Trường Yên Thủy và nghỉ chế độ mất sức lao động. Hiện nay ông chỉ được hưởng trợ cấp mất sức lao động mức 1.500.000 đồng/tháng, không được hưởng chế độ thương binh. Vậy, ông có được hưởng chế độ thương binh nữa không?
(Chinhphu.vn) – Ông Nguyễn Hữu Cần (TP. HCM) hỏi: Thân nhân người có công với cách mạng trường hợp nào thì được hưởng 95% BHYT? Người có công có tỉ lệ thương tật dưới 61% thì thân nhân của họ được hưởng BHYT ở mức nào?
(Chinhphu.vn) – Ông Lục Văn Hiền (tỉnh Đắk Lắk) đang hưởng trợ cấp thương binh hạng 4/4, mất sức lao động 31%. Thời gian gần đây, các vết thương tái phát. Khi chụp X-Quang phát hiện trong người còn gần 100 mảnh đạn. Ông Hiền hỏi, ông có được giám định lại không? Nếu được thì thủ tục như thế nào?
(Chinhphu.vn) – Ông Hà Đức Thịnh (Thái Nguyên) là thương binh hạng 4/4, tỷ lệ 30%, đồng thời là bệnh binh hạng 2/3, tỷ lệ 71%. Vì chưa đủ 15 năm công tác liên tục trong quân đội và trước đây giám định gộp nên hiện ông chỉ được hưởng chế độ bệnh binh.
(Chinhphu.vn) – Bố của bà Hồ Thị Vân (tỉnh Đắk Lắk) tham gia kháng chiến chống Mỹ, bị thương tháng 9/1974 và hiện vẫn còn 4 mảnh đạn trong cơ thể, thường xuyên bị đau nhức. Bố của bà đang hưởng trợ cấp 1.474.000 đồng/tháng. Vậy bố của bà có được giám định lại để nâng mức trợ cấp không? Nếu được thì cần thủ tục gì?
(Chinhphu.vn) – Chú của ông Huỳnh Việt Dũng (Quảng Nam) là bệnh binh. Năm 1978, giám định tỷ lệ suy giảm khả năng lao động 70%, trong đó tỷ lệ thương tật là 35%. Năm 1994, chú ông được giám định tỷ lệ thương tật tăng thêm 16%. Vậy, chú của ông Dũng có được điều chỉnh chế độ trợ cấp đối với bệnh binh?
(Chinhphu.vn) – Bà Lương Thị Kim Xuân (luongxuan46@...) hỏi: Bệnh ung thư đại tràng có phải là ung thư phần mềm theo Danh mục bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa học/dioxin không?