• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Điều kiện được tách thành các dự án thành phần

(Chinhphu.vn) – Đơn vị của ông Phạm Quốc Công (Đắk Nông) đang triển khai một dự án được phê duyệt năm 2009, có chiều dài 4,3 km; đã hoàn thành 1,9 km và 2,4 km đã được phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công – dự toán năm 2010 nhưng đến nay chưa thực hiện.

30/09/2017 08:02

Cấp có thẩm quyền chủ trương cho dừng dự án và tách đoạn 2,4 km thành dự án riêng với tổng mức đầu tư khoảng 160 tỷ đồng.

Theo quy định tại Điểm b, Khoản 2, Điều 23 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng thì với trường hợp này phải thiết kế 2 bước gồm thiết kế cơ sở và thiết kế bản vẽ thi công.

Ông Công đề nghị cơ quan chức năng giải đáp, đối với đoạn 2,4 km nêu trên đơn vị của ông có thể sử dụng lại hồ sơ khảo sát, thiết kế bản vẽ thi công – dự toán đã được phê duyệt năm 2010 và khảo sát bổ sung, điều chỉnh thiết kế (nếu cần thiết), cập nhật giá nhân công, vật liệu để lập lại dự án nhưng chỉ thiết kế 1 bước (thiết kế bản vẽ thi công) để thi công luôn có được không hay bắt buộc phải thực hiện thiết kế 2 bước?

Bộ Xây dựng trả lời vấn đề này như sau:

Việc chia tách dự án thành các dự án thành phần thuộc thẩm quyền quyết định của người quyết định đầu tư để bảo đảm thuận lợi khi triển khai thực hiện dự án; đối với dự án chỉ thực hiện thiết kế một bước (thiết kế bản vẽ thi công) khi dự án có yêu cầu lập báo cáo kinh tế kỹ thuật.

Theo quy định tại Điểm b, Khoản 1, Điều 13 Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/2/2009 của Chính phủ và Điểm b, Khoản 2, Điều 5 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng thì dự án chỉ lập báo cáo kinh tế kỹ thuật khi có tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ đồng.

Việc tận dụng lại hồ sơ khảo sát, thiết kế được thực hiện khi hồ sơ này đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu về kỹ thuật của dự án. 

Chinhphu.vn