• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Điều kiện người MSLĐ được hưởng chế độ thương binh

(Chinhphu.vn) – Bố của ông Vũ Bá Cường (tỉnh Ninh Bình) nhập ngũ tháng 5/1972. Tháng 1/1973, bố ông bị thương, sau đó được chuyển ra miền Bắc an dưỡng và chuyển ngành về làm việc tại Xí nghiệp chân tay giả. Tháng 3/1993, bố ông Cường nghỉ việc, hưởng chế độ mất sức lao động 81% theo Nghị quyết 176-HĐBT.

10/12/2015 14:00

Năm 2001, bố ông Cường thực hiện giám định thương tật, tỷ lệ thương tật 25%. Đến nay, bố ông chỉ được hưởng chế độ mất sức lao động. Ông Cường hỏi, bố ông có được hưởng thêm tiền thương tật không?

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trả lời ông Vũ Bá Cường như sau:

Theo quy định tại Điều 23 Thông tư 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2013 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, người hưởng mất sức lao động đồng thời là thương binh được hưởng 2 chế độ nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

- Có thời gian công tác thực tế từ 20 năm trở lên hoặc chưa đủ 20 năm công tác thực tế nhưng có đủ 15 năm công tác liên tục trong quân đội, công an (không quy đổi).

- Đã giám định tách riêng tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do bệnh tật và tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tật.

- Nếu đã giám định gộp tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tật và bệnh tật nhưng sau khi lấy tỷ lệ suy giảm khả năng lao động nói chung trừ tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tật thì tỷ lệ suy giảm khả năng lao động còn lại do bệnh tật phải từ 61% trở lên.

- Nghỉ việc hưởng chế độ mất sức lao động không qua giám định theo Nghị quyết số 16-HĐBT ngày 8/2/1982 của Hội đồng Bộ trưởng.

Trường hợp không đủ một trong những điều kiện nêu trên thì được chọn hưởng một trong hai chế độ.

Đề nghị ông đối chiếu với quy định đã nêu, nếu ông thấy đủ điều kiện hưởng đồng thời cả hai chế độ thì liên hệ với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Ninh Bình để được xem xét, hướng dẫn giải quyết theo thẩm quyền.

Chinhphu.vn