• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Điều kiện thuê tư vấn quản lý dự án

(Chinhphu.vn) - Những dự án có tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ đồng thì việc chủ đầu tư thuê tổ chức, cá nhân (không phải Ban Quản lý dự án chuyên ngành, khu vực) có đủ năng lực để thực hiện quản lý dự án là phù hợp với quy định của pháp luật về xây dựng.

28/06/2018 08:02

Ông Nguyễn Văn Tiến (Lai Châu) tham khảo Khoản 3, Điều 62 Luật Xây dựng thấy quy định, "Thuê tư vấn quản lý dự án đối với dự án sử dụng vốn Nhà nước ngoài ngân sách, vốn khác và dự án có tính chất đặc thù, đơn lẻ".

Theo Khoản 2, Điều 16 Nghị định 59/2015/NĐ-CP, "Trường hợp người quyết định đầu tư giao cơ quan, tổ chức quản lý, sử dụng vốn để đầu tư xây dựng công trình là chủ đầu tư dự án thì người quyết định đầu tư giao chủ đầu tư có trách nhiệm ký hợp đồng thuê ban quản lý dự án chuyên ngành hoặc ban quản lý dự án khu vực để thực hiện quản lý dự án theo quy định".

Khoản 8, Điều 1 Nghị định 42/2017/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Khoản 1, Điều 21 Nghị định 59/2015/NĐ-CP có nêu, "Chủ đầu tư sử dụng tư cách pháp nhân của mình và bộ máy chuyên môn trực thuộc có đủ điều kiện, năng lực để trực tiếp quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình có tổng mức dưới 15 tỷ đồng; trường hợp không đủ điều kiện thực hiện, chủ đầu tư thuê tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực theo quy định tại Nghị định ngày để thực hiện".

Căn cứ các quy định trên, ông Tiến hỏi, chủ đầu tư sử dụng vốn ngân sách Nhà nước thuê "tổ chức" theo quy định tại Khoản 8, Điều 1 Nghị định 42/2017/NĐ-CP tổ chức đó là tư vấn có được không, nếu là tư vấn thì có trái với Khoản 2, Điều 16 Nghị định 59/2015/NĐ-CP không?

Cơ quan được giao ngân sách để thực hiện sửa chữa công trình có tổng mức dưới 15 tỷ đồng không đủ điều kiện, năng lực để trực tiếp quản lý dự án thì có được thuê tư vấn quản lý dự án không? Nếu thuê thì có vi phạm Khoản 3, Điều 62 Luật Xây dựng không vì sử dụng vốn ngân sách Nhà nước?

Bộ Xây dựng trả lời vấn đề này như sau:

Tại Khoản 8, Điều 1 Nghị định số 42/2017/NĐ-CP ngày 5/4/2017 của Chính phủ quy định “Chủ đầu tư sử dụng tư cách pháp nhân của mình và bộ máy chuyên môn trực thuộc có đủ điều kiện, năng lực để trực tiếp quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình có tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ đồng; trường hợp không đủ điều kiện thực hiện, chủ đầu tư được thuê tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực theo quy định tại Nghị định này để thực hiện”.

Như vậy, đối với những dự án có tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ đồng thì việc chủ đầu tư thuê tổ chức, cá nhân (không phải Ban Quản lý dự án chuyên ngành, khu vực) có đủ năng lực để thực hiện quản lý dự án là phù hợp với quy định của pháp luật về xây dựng.

Trường hợp chủ đầu tư được giao sử dụng vốn ngân sách để thực hiện dự án có tổng mức đầu tư trên 15 tỷ đồng thì hình thức quản lý dự án thực hiện theo quy định tại Điều 16 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ, hướng dẫn thực hiện tại Thông tư số 16/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 59/2015/NĐ-CP về hình thức tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng.

Chinhphu.vn