• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Điều kiện vợ của thương binh được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng

(Chinhphu.vn) - Người ông của ông Nguyễn Thanh Tùng là thương binh hạng 2/8, mất năm 2003, gia đình không được hưởng chế độ. Năm 2006, bà của ông Tùng đủ 55 tuổi nhưng cũng không được hưởng trợ cấp tuất. Vậy, bà của ông có được hưởng trợ cấp tuất đối với thân nhân của thương binh không? Nếu được thì cần những thủ tục gì và cơ quan nào giải quyết?

22/11/2017 09:02

Về vấn đề này, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trả lời như sau:

Nghị định số 161/CP ngày 30/10/1964 của Chính phủ quy định về Điều lệ tạm thời về các chế độ đãi ngộ quân nhân ban hành kèm bảng tiêu chuẩn thương tật 8 hạng thì thương binh hạng 2/8 là thương binh có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động từ 21% đến 31%.

Từ ngày 1/9/1985 thì tiêu chuẩn xếp hạng thương tật được thay thế thống nhất bằng tiêu chuẩn thương tật 4 hạng, quy định cụ thể tại Điều 6 Nghị định số 236/HĐBT ngày 18/9/1985 của Hội đồng Bộ trưởng và Mục IV Thông tư số 48-TBXH ngày 30/9/1985 của Bộ Thương binh và Xã hội, theo đó, thương binh hạng 2/8 được xếp sang hạng 4/4 (thương binh có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động từ 21% đến 40%).

Kể từ ngày 1/1/1995, việc xếp hạng tỷ lệ thương tật được thực hiện theo Điều 30 Nghị định số 28-CP ngày 29/4/1995 của Chính phủ, thống nhất tính trợ cấp thương tật theo tỷ lệ mất sức lao động do thương tật đã được giám định; trường hợp thương binh 4/4 (thương binh có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động từ 21% đến 40%) đã được kết luận tỷ lệ mất sức lao động thì được hưởng trợ cấp theo tỷ lệ thương tật đã được giám định, nếu thương binh không được kết luận tỷ lệ thương tật mà được xếp hạng tỷ lệ thương tật thì thương binh 4/4 sẽ được hưởng mức trợ cấp đối với thương binh suy giảm khả năng lao động 21%. Theo quy định nêu trên, ông của ông Tùng đã được xếp hạng thương tật 2/8 được giám định xác định tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tật dưới 61%.

Điều 39 Nghị định số 28/1995/NĐ-CP ngày 29/4/1995 của Chính phủ, khi thương binh bị mất sức lao động từ 61% trở lên, chết vì ốm đau, tai nạn nếu không phải là người hưởng chế độ BHXH thì người tổ chức mai táng được cấp tiền lễ tang, chôn cất và thân nhân được hưởng trợ cấp tiền tuất.

Trường hợp ông của ông có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động dưới 61% chết từ năm 2003 thì thân nhân không thuộc diện được hưởng chế độ mai táng phí, trợ cấp tiền tuất theo quy định tại thời điểm đó.

Hiện nay, việc giải quyết chế độ tuất thương binh được thực hiện theo quy định tại Khoản 2, Điều 32 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 9/4/2013. Theo đó, thương binh suy giảm khả năng lao động do thương tật từ 61% trở lên khi chết thì vợ của thương binh được hưởng chế độ trợ cấp tiền tuất hàng tháng khi đủ 55 tuổi. Như vậy, bà của ông không thuộc diện được hưởng chế độ trợ cấp tiền tuất hàng tháng theo quy định hiện hành.

Chinhphu.vn