• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Điều kiện xem xét cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng

(Chinhphu.vn) - Ông Bùi Hữu Hải (Hải Dương) làm việc tại công ty TNHH hoạt động trong lĩnh vực xây dựng. Để có vốn sản xuất kinh doanh, công ty ông có vay ngân hàng theo phương thức tuần hoàn.

16/11/2023 17:02

Hết thời hạn cho vay 9 tháng, do đối tác chưa thanh toán tiền nên công ty ông Hải đề nghị ngân hàng kéo dài thời hạn trả nợ cho công ty thêm 3 tháng.

Tuy nhiên, hết 3 tháng tất cả các đối tác vẫn nợ tiền nên công ty tiếp tục làm đơn đề nghị ngân hàng cơ cấu lại khoản nợ, nhưng phía ngân hàng không đồng ý do trước đó đã kéo dài thời hạn trả nợ thêm 3 tháng rồi.

Qua tìm hiểu ông Hải được biết, khi vay vốn theo phương thức tuần hoàn, công ty ông có quyền đề nghị ngân hàng kéo dài thời hạn trả nợ cho công ty miễn sao thời hạn vay không vượt quá 12 tháng hoặc một chu kỳ sản xuất kinh doanh, quá 12 tháng hoặc quá một chu kỳ sản xuất kinh doanh mà công ty không trả được nợ thì vẫn có thể đề nghị ngân hàng cơ cấu lại khoản nợ.

Ông Hải hỏi, trường hợp này ngân hàng trả lời công ty ông như vậy có chính xác không?

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trả lời vấn đề này như sau:

Theo Thông tư số 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng (TCTD) đối với khách hàng (đã được sửa đổi, bổ sung) quy định:

Khoản 10 Điều 2: 

"10. Cơ cấu lại thời hạn trả nợ là việc TCTD chấp thuận điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ như sau:

a) Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ là việc tổ chức tín dụng chấp thuận kéo dài thêm một khoảng thời gian trả nợ một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay của kỳ hạn trả nợ đã thỏa thuận (bao gồm cả trường hợp không thay đổi về số kỳ hạn trả nợ đã thỏa thuận), thời hạn cho vay không thay đổi;

b) Gia hạn nợ là việc tổ chức tín dụng chấp thuận kéo dài thêm một khoảng thời gian trả nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay, vượt quá thời hạn cho vay đã thoả thuận".

Khoản 3 Điều 18:

"3. Trường hợp khách hàng không có khả năng trả nợ đúng hạn một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay, TCTD xem xét chấp thuận cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo quy định tại Điều 19 hoặc chuyển nợ quá hạn theo quy định tại Điều 20 Thông tư này...".

Điều 19 cơ cấu lại thời hạn trả nợ: 

"TCTD xem xét quyết định việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ trên cơ sở đề nghị của khách hàng, khả năng tài chính của TCTD và kết quả đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng, như sau:

1. Khách hàng không có khả năng trả nợ đúng kỳ hạn nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay và được TCTD đánh giá là có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay theo kỳ hạn trả nợ được điều chỉnh, thì TCTD xem xét điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay đó phù hợp với nguồn trả nợ của khách hàng; thời hạn cho vay không thay đổi.

2. Khách hàng không có khả năng trả hết nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay đúng thời hạn cho vay đã thỏa thuận và được TCTD đánh giá là có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay trong một khoảng thời gian nhất định sau thời hạn cho vay, thì TCTD xem xét cho gia hạn nợ với thời hạn phù hợp với nguồn trả nợ của khách hàng.

3. Việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ được thực hiện trước hoặc trong thời hạn 10 (mười) ngày kể từ ngày đến kỳ hạn, thời hạn trả nợ đã thỏa thuận".

Khoản 1 và Điểm a Khoản 2 Điều 22: 

"1. Căn cứ quy định tại Luật Các TCTD, Thông tư này và các quy định của pháp luật có liên quan, TCTD ban hành quy định nội bộ về cho vay, bao gồm quy định về cho vay bằng phương tiện điện tử (nếu có), quản lý tiền vay phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh của TCTD (sau đây gọi là quy định nội bộ về cho vay).

2. Quy định nội bộ về cho vay của TCTD được thực hiện trong toàn hệ thống và phải có tối thiểu các nội dung cụ thể sau:

a) Điều kiện cho vay,... điều kiện, quy trình và thủ tục cơ cấu lại thời hạn trả nợ;...".

Khoản 8 Điều 27:

"8. Cho vay tuần hoàn (rollover): TCTD và khách hàng thỏa thuận áp dụng cho vay ngắn hạn đối với khách hàng với điều kiện:

a) Đến thời hạn trả nợ, khách hàng có quyền trả nợ hoặc kéo dài thời hạn trả nợ thêm một khoảng thời gian nhất định đối với một phần hoặc toàn bộ số dư nợ gốc của khoản vay;

b) Tổng thời hạn vay vốn không vượt quá 12 tháng kể từ ngày giải ngân ban đầu và không vượt quá một chu kỳ hoạt động kinh doanh;

c) Tại thời điểm xem xét cho vay, khách hàng không có nợ xấu tại các TCTD;

d) Trong quá trình cho vay tuần hoàn, nếu khách hàng có nợ xấu tại các TCTD thì không được thực hiện kéo dài thời hạn trả nợ theo thỏa thuận".

Căn cứ quy định nêu trên, TCTD và khách hàng thỏa thuận việc áp dụng phương thức cho vay tuần hoàn (rollover) tại thỏa thuận cho vay khi khách hàng đáp ứng các điều kiện vay vốn theo quy định tại Điều 7 và Khoản 8 Điều 27 Thông tư số 39/2016/TT-NHNN.

Trường hợp đến thời hạn trả nợ, khách hàng không có khả năng trả nợ thì TCTD xem xét chấp thuận cơ cấu lại thời hạn trả nợ trên cơ sở đề nghị của khách hàng, khả năng tài chính của TCTD và đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng.

Theo đó, trường hợp đến thời hạn trả nợ, khách hàng không có khả năng trả hết nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay đúng thời hạn cho vay đã thỏa thuận và không được TCTD đánh giá là có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay trong một khoảng thời gian nhất định sau thời hạn cho vay, thì TCTD không xem xét cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng.

Chinhphu.vn