• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Đơn vị thẩm định phải độc lập với tư vấn thẩm tra?

(Chinhphu.vn) - Công ty ông Nguyễn Việt Hà (Hà Nội) đang đầu tư 1 dự án xây dựng bằng nguồn vốn tự có của công ty (vốn tư nhân). Sau khi thiết kế bản vẽ thi công, công ty đã thuê 1 công ty có đủ năng lực thẩm tra, đồng thời lập báo cáo kết quả thẩm định thiết kế bản vẽ thi công và hoàn tất hồ sơ xin giấy phép xây dựng.

17/08/2021 07:02

Tuy nhiên theo ý kiến của cơ quan cấp phép xây dựng thì đơn vị thẩm định kết quả thẩm tra phải là đơn vị có năng lực chuyên môn về xây dựng và độc lập về pháp lý, tài chính với nhà thầu tư vấn thẩm tra thiết kế xây dựng.

Ông Hà hỏi, ý kiến của cơ quan cấp phép xây dựng có đúng không? Nếu đúng thì được quy định tại văn bản pháp luật nào?

Bộ Xây dựng trả lời vấn đề này như sau:

Việc thẩm định, thẩm tra thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở (thiết kế bản vẽ thi công trong trường hợp thiết kế hai bước) được quy định tại Điều 35 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 3/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng có một số nội dung liên quan đến câu hỏi của ông Hà như sau:

Chủ đầu tư tổ chức thẩm định hoặc cơ quan chuyên môn trực thuộc người quyết định đầu tư thẩm định (trong trường hợp người quyết định đầu tư tổ chức thẩm định) thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở theo quy định tại Điều 82 và Điều 83 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung theo Khoản 24 và Khoản 25 Điều 1 Luật số 62/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng.

Trong quá trình thẩm định, chủ đầu tư hoặc cơ quan chuyên môn trực thuộc người quyết định đầu tư, cơ quan chuyên môn về xây dựng được mời tổ chức, cá nhân có chuyên môn, kinh nghiệm phù hợp tham gia thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở.

Việc thẩm tra thiết kế xây dựng được quy định tại Khoản 6 Điều 82 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung theo Khoản 24 Điều 1 Luật số 62/2020/QH14 và Khoản 4 Điều 35 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP.

Chủ đầu tư có trách nhiệm tổng hợp kết quả thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở của cơ quan chuyên môn về xây dựng, văn bản của các cơ quan tổ chức có liên quan để làm cơ sở phê duyệt thiết kế.

Kết quả thẩm định và phê duyệt của chủ đầu tư được thể hiện tại Quyết định phê duyệt thiết kế xây dựng theo quy định tại Mẫu số 07 Phụ lục I Nghị định số 15/2021/NĐ-CP.

Do vậy, việc chủ đầu tư tổ chức thẩm định thiết kế bản vẽ thi công và thuê công ty thẩm tra thiết kế bản vẽ thi công làm cơ sở cho việc thẩm định như nêu tại câu hỏi của ông Hà cần bảo đảm phù hợp các quy định nêu trên.

Ngoài ra,việc kiểm tra, xem xét cấp giấy phép xây dựng của cơ quan cấp giấy phép xây dựng được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 54 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP, theo đó không có yêu cầu kiểm tra việc thẩm định của chủ đầu tư (báo cáo thẩm định của chủ đầu tư).

Chinhphu.vn