• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Giải pháp nào xử lý cuộc gọi, tin nhắn rác?

(Chinhphu.vn) – Theo phản ánh của ông Hà Hồng Thái (Lào Cai), ngày nào ông cũng bị các đối tượng lạ tự xưng là cán bộ của Bộ Công an gọi điện thoại dọa nạt, các công ty chứng khoán, công ty tín dụng gọi điện làm phiền cho dù ông không tham gia hoạt động nào có liên quan. Đồng nghiệp trong phòng làm việc của ông cũng thường xuyên bị làm phiền bởi các cuộc gọi tương tự.

29/07/2022 09:02

Ông Thái hỏi, tại sao thông tin bảo mật của ông đăng ký tại nhà mạng hoặc ngân hàng lại bị cung cấp ra bên ngoài để các đối tượng xấu lợi dụng làm phiền hoặc sử dụng các thủ đoạn để lừa đảo? 

Ông Thái đề nghị cơ quan chức năng có giải pháp xử lý, quản lý các thuê bao di động để tránh lộ thông tin cá nhân khách hàng và có biện pháp bảo vệ số thuê bao cá nhân của ông cũng như những người khác để không bị làm phiền bởi đối tượng xấu và hoạt động mời chào, quảng cáo qua điện thoại.

Về vấn đề này, Bộ Thông tin và Truyền thông trả lời như sau:

Để bảo vệ thông tin cá nhân của người sử dụng dịch vụ viễn thông, Bộ Thông tin và Truyền thông đã nghiên cứu, trình các cấp có thẩm quyền ban hành các quy định nghiêm cấm hành vi mua bán thông tin cá nhân trên mạng và đã được cụ thể hóa trong Luật Viễn thông (Điều 6), Luật An toàn thông tin mạng (Điều 7), Nghị định số 15/2020/NĐ-CP (Điều 84). Chế tài xử lý hình sự đối với hành vi đưa hoặc mua bán, sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông (bao gồm thông tin riêng hợp pháp của các tổ chức, cá nhân) trong Bộ luật Hình sự năm 2015 (Điều 288).

Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đã ban hành Chỉ thị số 11/CT-BTTTT ngày 18/3/2016 về tăng cường bảo vệ bí mật thông tin cá nhân của người sử dụng dịch vụ và ngăn chặn việc mua bán, lưu thông tin SIM di động sai quy định. 

Đến nay các nhà mạng di động đều đã ban hành và triển khai nghiêm túc quy chế bảo vệ cơ sở dữ liệu thông tin thuê bao của khách hàng. Qua xác minh, kiểm tra nội dung các tin nhắn, cuộc gọi tự động cho thấy nhiều thông tin cá nhân của người dùng bị thu thập, lợi dụng để thực hiện tin nhắn, cuộc gọi mang tính định hướng đến đặc điểm cá nhân (khả năng tài chính, nhu cầu tiêu dùng,...) của người dùng. Những thông tin về đặc điểm cá nhân này không thuộc thông tin thuê bao mà các nhà mạng đang quản lý. 

Hiện nay giao dịch online, mạng xã hội, mua bán bất động sản, ngân hàng, bảo hiểm,… đã trở nên phổ biến và để sử dụng thì người dùng đều phải cung cấp thông tin trong đó có thể gồm các thông tin về đặc điểm cá nhân của người dùng về sở thích, thói quen,... nguy cơ lộ lọt thông tin cá nhân từ các nguồn này là rất cao. 

Qua đó cho thấy tình trạng rò rỉ, lộ lọt thông tin người dùng không hoàn toàn xuất phát từ phía các nhà mạng mà đa phần là từ các tổ chức, cá nhân khác.

Bộ đã yêu cầu các doanh nghiệp viễn thông xây dựng, triển khai các tiêu chí để ngăn chặn cuộc gọi rác, tin nhắn rác. Triển khai cổng tiếp nhận phản ánh về tin nhắn rác, cuộc gọi rác của người sử dụng thông qua đầu số tin nhắn 5656 và cổng thông tin https://thongbaorac.ais.gov.vn. Triển khai hệ thống quản lý danh sách không quảng cáo (https://khongquangcao.ais.gov.vn/) để người dân đăng ký từ chối nhận tin nhắn quảng cáo nếu không có nhu cầu. Tổ chức các đợt tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, báo chí để nâng cao cảnh giác của người dân khi nhận được các tin nhắn, cuộc gọi lạ.

Trong thời gian tới, bên cạnh việc tăng cường hoàn thiện các quy định pháp luật có liên quan, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ tiếp tục yêu cầu các doanh nghiệp viễn thông tăng cường thực hiện nghiêm các quy định về bảo vệ bí mật thông tin cá nhân của người dùng, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm; tăng cường công tác phối hợp liên ngành trong việc xử lý nghiêm các vi phạm trong việc mua bán thông tin cá nhân, thực hiện nhắn tin, phát tán cuộc gọi rác; tiếp tục triển khai tuyên truyền đến người dân và xã hội về tầm quan trọng của việc bảo đảm bí mật thông tin cá nhân.

BT