• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Gỗ rừng tự nhiên bị gãy đổ có được phép khai thác?

(Chinhphu.vn) - Một cây gỗ Nghiến (nhóm IIA) thuộc rừng gỗ tự nhiên núi đá loại rừng thường xanh nghèo, chức năng rừng sản xuất, do UBND xã quản lý bị gãy, đổ từ vách núi cao xuống đường. Khối lượng cây gỗ Nghiến được xác định là 7,037 m3.

04/07/2025 08:00

Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 7 Luật Lâm nghiệp năm 2017, tài sản trên là tài sản thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu.

Ông Nguyễn Trung Kiên (Tuyên Quang) hỏi, việc xử lý cây gỗ Nghiến nêu trên được quy định tại các văn bản nào? Trình tự, thủ tục xử lý như thế nào?

Bộ Nông nghiệp và Môi trường trả lời vấn đề này như sau:

Theo quy định pháp luật về lâm nghiệp, việc khai thác gỗ rừng tự nhiên là rừng sản xuất bị gãy, đổ do thiên tai thuộc đối tượng được khai thác tận thu gỗ rừng tự nhiên, điều kiện khai thác thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 28 Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp, được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 91/2024/NĐ-CP ngày 18/7/2024 của Chính phủ.

Cây Nghiến (tên khoa học Excentrodendron tonkinense) thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA ban hành kèm theo Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp; được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 84/2021/NĐ-CP ngày 22/9/2021 của Chính phủ.

Theo quy định tại khoản 6 Điều 28 Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp: "Khai thác các loài nguy cấp, quý, hiếm phải thực hiện theo quy định của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp".

Tại khoản 2 Điều 12 Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quy định khai thác từ tự nhiên như sau:

"a) Phục vụ các dự án, đề tài nghiên cứu khoa học;

b) Tạo nguồn giống gốc phục vụ nuôi sinh sản, trồng cấy nhân tạo;

c) Phục vụ công tác đối ngoại theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ;

d) Phục vụ thương mại bền vững theo quy định của pháp luật".

Như vậy, gỗ Nghiến thuộc rừng tự nhiên, chức năng rừng sản xuất bị gãy, đổ không thuộc đối tượng khai thác tại Điều 12 Nghị định số 06/2019/NĐ-CP.

Chinhphu.vn