• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Hai tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ lĩnh vực xây dựng

(Chinhphu.vn) – Trường hợp trong năm trước liền kề, nhà thầu (độc lập hoặc thành viên của nhà thầu liên danh) có số lao động tham gia BHXH bình quân năm không quá 100 người và đáp ứng 1 trong 2 tiêu chí: Tổng doanh thu không quá 50 tỷ đồng và tổng nguồn vốn không quá 20 tỷ đồng thì được coi là doanh nghiệp nhỏ.

18/04/2019 10:02
Công ty ông Nguyễn Đức Thuận (Bắc Ninh) hoạt động trong lĩnh vực xây dựng (công ty T), dự kiến tham gia đấu thầu gói thầu công trình đường giao thông, giá gói thầu nhỏ hơn 5 tỷ đồng, dành cho doanh nghiệp cấp nhỏ hoặc siêu nhỏ theo quy định về pháp luật của doanh nghiệp.

Theo Khoản 2, Điều 6 Nghị định số 39/2018/NĐ-CP, doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực xây dựng phải thỏa mãn đồng thời 2 điều kiện: Có số lao động tham gia BHXH bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 50 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 20 tỷ đồng.

Để có thể phát huy lợi thế, chiến lược kinh doanh, chiến lược cạnh tranh trong đấu thầu, công ty ông Thuận dự kiến liên danh với 1 doanh nghiệp nhỏ khác cũng hoạt động trong lĩnh vực xây dựng.

Trường hợp 1: Công ty T liên danh với công ty P

- Công ty T: Số lao động tham gia BHXH bình quân năm 8 người; doanh thu năm 13,16 tỷ đồng, nguồn vốn 5,42 tỷ đồng.

- Công ty P: Số lao động tham gia BHXH bình quân năm 50 người; doanh thu năm 16,29 tỷ đồng, nguồn vốn 17,68 tỷ đồng.

Như vậy, liên danh T-P có tổng số lao động tham gia BHXH bình quân năm 58 người (<100 người); doanh thu năm 29,45 tỷ đồng (<50 tỷ đồng), nguồn vốn 23,1 tỷ đồng (>20 tỷ đồng).

Trường hợp 2: Công ty T liên danh với công ty K

- Công ty T: Số lao động tham gia BHXH bình quân năm 8 người; doanh thu năm 13,16 tỷ đồng, nguồn vốn 5,42 tỷ đồng.

- Công ty K: Số lao động tham gia BHXH bình quân năm 94 người; doanh thu năm 40,5 tỷ đồng, nguồn vốn 14 tỷ đồng.

Như vậy, liên danh T-K có tổng số lao động tham gia BHXH bình quân năm 102 người (>100 người); doanh thu năm 53,66 tỷ đồng (>50 tỷ đồng), nguồn vốn 19,42 tỷ đồng (<20 tỷ đồng).

Ông Thuận hỏi, liên danh công ty T - công ty P (trường hợp 1) khi tham gia đấu thầu thì đánh giá cấp doanh nghiệp là nhỏ, đánh giá đó đúng hay sai?

Liên danh công ty T - công ty K (trường hợp 2) khi tham gia đấu thầu thì đánh giá cấp doanh nghiệp là nhỏ, đánh giá đó đúng hay sai?

Bộ Kế hoạch và Đầu tư trả lời vấn đề này như sau:

Tại Khoản 35, Điều 4 Luật Đấu thầu quy định nhà thầu chính là nhà thầu chịu trách nhiệm tham dự thầu, đứng tên dự thầu và trực tiếp ký, thực hiện hợp đồng nếu được lựa chọn. Nhà thầu chính có thể là nhà thầu độc lập hoặc thành viên của nhà thầu liên danh.

Theo Khoản 3, Điều 6 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP của Chính phủ, đối với gói thầu xây lắp có giá gói thầu không quá 5 tỷ đồng chỉ cho phép nhà thầu là doanh nghiệp cấp nhỏ và siêu nhỏ theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp tham gia đấu thầu.

Khoản 1, Điều 4 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa số 04/2017/QH14 quy định doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa, có số lao động tham gia BHXH bình quân năm không quá 200 người và đáp ứng một trong hai tiêu chí sau đây:

- Tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng;

- Tổng doanh thu của năm trước liền kề không quá 300 tỷ đồng.

Căn cứ Khoản 2, Điều 6 và Khoản 2, Điều 8 Nghị định số 39/2018/NĐ-CP của Chính phủ cụ thể hóa tiêu chí xác định doanh nghiệp theo quy mô siêu nhỏ, nhỏ và vừa (có hiệu lực từ ngày 11/3/2018) như sau:

Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực xây dựng theo quy định có số lao động tham gia BHXH bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 50 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 20 tỷ đồng.

Số lao động tham gia BHXH bình quân năm được tính bằng tổng số lao động tham gia BHXH của năm chia cho số tháng trong năm và được xác định trên chứng từ nộp BHXH của năm trước liền kề mà doanh nghiệp nộp cho cơ quan BHXH.

Đối với vấn đề của ông Thuận, việc xác định cấp của doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng được thực hiện theo quy định nêu trên.

Theo đó, trường hợp trong năm trước liền kề, nhà thầu (nhà thầu độc lập hoặc thành viên của nhà thầu liên danh) có số lao động tham gia BHXH bình quân năm không quá 100 người và đáp ứng một trong hai tiêu chí: Tổng doanh thu không quá 50 tỷ đồng và tổng nguồn vốn không quá 20 tỷ đồng thì được coi là doanh nghiệp nhỏ.

Chinhphu.vn