• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Hoàn trả phí bảo hiểm, xuất hóa đơn và tính thuế thế nào?

(Chinhphu.vn) - Từ đầu năm, công ty của ông Huỳnh Nhất Phương (Bình Dương) đã được công ty bảo hiểm tạm tính phí. Cuối năm, khi tính lại phí bảo hiểm, số tiền tạm tính lớn hơn số tiền thực tế, công ty bảo hiểm phải trả lại công ty ông khoản tiền chênh lệch. Ông Phương hỏi, số tiền này thuộc Điểm đ hay Điểm e, Khoản 2, Điều 9 Thông tư số 09/2011/TT-BTC hướng dẫn về thuế GTGT, thuế thu nhập doanh nghiệp đối với lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm?

26/08/2022 14:02

Cục Thuế tỉnh Bình Dương trả lời vấn đề này như sau:

Căn cứ Điểm đ, Khoản 2, Điều 9 Thông tư số 09/2011/TT-BTC ngày 21/1/2011 của Bộ Tài chính quy định về hóa đơn, chứng từ mua bán hàng hóa, dịch vụ như sau:

"đ) Đối với trường hợp hoàn trả phí bảo hiểm và giảm hoa hồng môi giới bảo hiểm:

Trường hợp khách hàng tham gia bảo hiểm là tổ chức kinh doanh, khi hoàn trả phí bảo hiểm (một phần hoặc toàn bộ), doanh nghiệp bảo hiểm yêu cầu tổ chức tham gia bảo hiểm lập hóa đơn GTGT, trên hóa đơn ghi rõ số tiền phí bảo hiểm do công ty bảo hiểm hoàn trả, tiền thuế GTGT, lý do hoàn trả phí bảo hiểm. Hóa đơn này là căn cứ để doanh nghiệp bảo hiểm điều chỉnh doanh số bán, số thuế GTGT đầu ra, tổ chức tham gia bảo hiểm điều chỉnh chi phí mua bảo hiểm, số thuế GTGT đã kê khai hoặc đã khấu trừ.

Trường hợp khách hàng tham gia bảo hiểm là đối tượng không có hóa đơn GTGT, khi hoàn trả tiền phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm và khách hàng tham gia bảo hiểm phải lập biên bản hoặc thỏa thuận bằng văn bản ghi rõ số tiền phí bảo hiểm được hoàn trả (không bao gồm thuế GTGT), số tiền thuế GTGT theo hóa đơn thu phí bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm đã thu (số ký hiệu, ngày, tháng của hóa đơn), lý do hoàn trả phí bảo hiểm. Biên bản này được lưu giữ cùng với hóa đơn thu phí bảo hiểm để làm căn cứ điều chỉnh kê khai doanh thu, thuế GTGT của doanh nghiệp bảo hiểm. Trường hợp khách hàng không cung cấp được hóa đơn thu phí bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm căn cứ vào hóa đơn lưu tại doanh nghiệp và biên bản hoặc văn bản thỏa thuận để thực hiện hoàn trả số tiền phí bảo hiểm chưa bao gồm thuế GTGT.

Trường hợp giảm hoa hồng môi giới bảo hiểm thực hiện theo hướng dẫn tại các văn bản pháp luật liên quan".

Căn cứ các quy định nêu trên, trường hợp ông Phương trình bày công ty bảo hiểm tạm tính phí đầu năm, cuối năm tính lại phí bảo hiểm, số tiền tạm tính lớn hơn số tiền thực tế và công ty bảo hiểm phải trả lại cho công ty của ông số tiền là phần chênh lệch giữa số tạm tính và số thực tế phát sinh thì thực hiện theo quy định tại Điểm đ, Khoản 2, Điều 9 Thông tư số 09/2011/TT-BTC.

Trên đây là ý kiến của Cục Thuế tỉnh Bình Dương trả lời cho ông biết để thực hiện.

Chinhphu.vn