Tải ứng dụng:
BÁO ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ
Đơn vị bà Nguyễn Thùy Lâm (Hải Dương) là đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP của Chính phủ.
Trong năm 2018, đơn vị bà Lâm thu hoạt động sản xuất kinh doanh là 100 triệu đồng. Chi hoạt động sản xuất kinh doanh (bao gồm cả số chi thực hiện cải cách tiền lương 1 triệu đồng) là 80 triệu đồng. Như vậy, số thu được để lại trong năm là 20 triệu đồng (cuối năm tạm thời dư có TK 421: 20 triệu đồng).
Đồng thời, năm 2017, đơn vị bà có nguồn cải cách tiền lương còn dư chuyển sang năm 2018 là 4 triệu đồng, do đó đơn vị dùng nguồn này để chi cải cách tiền lương 1 triệu đồng trong năm (hạch toán kế toán cuối năm: Nợ TK 468: 1 triệu đồng, Có TK 421: 1 triệu đồng). Do đó, thặng dư hoạt động sản xuất kinh doanh cuối năm là: 20 triệu đồng 1 triệu đồng = 21 triệu đồng (vì vậy sau đó TK 421 dư có: 21 triệu đồng).
Bà Lâm hỏi, nguồn cải cách tiền lương năm 2018 đơn vị bà phải trích theo phương án nào?
Về vấn đề này, Bộ Tài chính có ý kiến như sau:
Việc trích lập nguồn cải cách tiền lương được thực hiện theo các văn bản hướng dẫn qua các năm (Thông tư số 67/2017/TT-BTC; Thông tư số 68/2018/TT-BTC; Thông tư số 46/2019/TT-BTC).
Việc hạch toán trích lập nguồn cải cách tiền lương thực hiện theo hướng dẫn của Thông tư số 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 của Bộ Tài chính về chế độ kế toán hành chính sự nghiệp.
Hiện nay, đơn vị bà Lâm đang hạch toán thiếu nghiệp vụ kết chuyển số đã chi cải cách tiền lương trong năm (nợ 611/Có 334) sang TK 911 (Nợ TK 911/Có TK 611) để xác định kết quả.
Như vậy, sau khi kết chuyển thì số chênh lệch thu, chi vẫn là 20 triệu đồng.
Chinhphu.vn